KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ GIAI ĐOẠN ĐẺ

Chăn nuôi gia cầm đẻ là việc nuôi các loại gia cầm đẻ trứng nhằm mục đích sản xuất trứng thương phẩm. Gà đẻ là giống gà mái đặc thù, cần được nuôi từ một ngày tuổi và bắt đầu đẻ trứng thương phẩm từ 18-19 tuần tuổi.

Các chuyên gia thú y của VIAVET cung cấp một số lưu ý về kỹ thuật trong chăn nuôi gà giai đoạn đẻ dưới đây để bà con có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nếu đang có kế hoạch nuôi gà đẻ, hoặc đã nuôi nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

1. CHỌN GIỐNG GÀ ĐẺ

– Cần chọn giống có đặc tính mong muốn và phù hợp với nhu cầu kinh doanh chăn nuôi

– Gà giống có thể sản xuất tốt trong điều kiện khu vực chăn nuôi

– Chọn đúng gà giống khỏe mạnh, có năng suất cao từ những trại giống uy tín.

– Theo dõi sản lượng trứng của gà để biết những con nào đẻ kém, con nào cho năng suất thấp.

– Định kỳ loại bỏ nhưng con gà đẻ kém và bổ sung nhưng con mới vào đàn gà để đảm bảo sản lượng trứng và hiệu quả kinh tế tốt nhất

 

2. TIÊM PHÒNG

– Tiêm phòng là điều bắt buộc trong chăn nuôi gà đẻ để giúp chúng không mắc các loại bệnh tật.

– Lưu ý không tiêm phòng cho gà ốm (tách riêng gà ốm để tránh lây lan) 

– Đảm bảo dụng cụ tiêm phòng được rửa sạch bằng nước đun sôi hoặc thuốc sát trùng/diệt khuẩn

– Có nhiều loại vắc xin gia cầm dùng cho gà đẻ như Marex, Gumboro, Newcatles, ILT, Cúm, IB+ND+EDS……

3. HỆ THỐNG CHUỐNG TRẠI

* Không gian sàn:

– Phụ thuộc vào kích thước của gà (có liên quan đến giống gà được chọn) và loại chuồng được sử dụng.

– Đối với không gian ngoài trời cho gà, lượng không gian ngoài trời cần thiết phụ thuộc vào chất lượng không gian như môi trường, sự an toàn,…

* Ánh sáng: Gà đẻ nhiều hơn khi được chiếu sáng tốt. Vì vậy, khu vực chuồng trại cho gà đẻ cần:

– Tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho gà

– Sử dụng thêm loại bóng đèn ánh sáng vàng trong điều kiện khu vực chăn nuôi thiếu ánh sáng.

– Bật đèn vào thời điểm ánh sáng yếu như sáng sớm trước khi mặt trời mọc và vào buổi tối trước khi mặt trời lặn để đảm bảo rằng thời gian tiếp xúc với ánh sáng của đàn tổng cộng là 14 đến 16 giờ. Ngoài ra, có thể thêm một cảm biến ánh sáng để bóng đèn không bật khi có ánh sáng ban ngày tự nhiên.

+ Gà con một ngày tuổi được chiếu sáng từ 23 đến 24 giờ mỗi ngày trong vài ngày đầu tiên để đảm bảo rằng chúng có thể tìm thấy thức ăn và nước uống.

+ Sau giai đoạn này, nên giảm số giờ chiếu sáng mỗi ngày.

+ Khi gà mái tơ đã sẵn sàng bắt đầu đẻ, từ từ tăng mức độ tiếp xúc với ánh sáng cho đến khoảng 14 giờ ánh sáng mỗi ngày

+ Có thể tăng lượng ánh sáng từ từ lên 16 giờ mỗi ngày vào cuối chu kỳ sản xuất trứng để giúp đàn tiếp tục sản sinh trứng

* Vệ sinh chuồng trại:

– Vệ sinh máng ăn, máng uống cho gà.

– Thay máng phân, quét dọn thường xuyên khu vực chăn nuôi

– Phun khử trùng chuồng trại sạch sẽ, an toàn

4. QUẢN LÝ THỨC ĂN VÀ NƯỚC

– Bổ sung Canxi cho gà đẻ bằng các sản phẩm như CALZIPHOS, SUPERMIN FORTE; bổ sung thêm SELEN E.

– Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho gia cầm đẻ theo tuổi và trọng lượng của chúng

– Cho ăn hai hoặc ba lần mỗi ngày cho đến khi chúng được 18 tuần tuổi

– Không giảm lượng thức ăn của chúng trong khi đẻ (ngay cả khi trọng lượng của chúng tăng lên)

– Cung cấp đủ nước theo nhu cầu của gà đẻ (cung cấp nước lạnh khi trời nóng và nước ấm khi trời lạnh)

Bệnh dịch tả lợn là gì?
Bệnh dịch tả lợn là gì?

Nội dung tóm tắt1 Nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả lợn2 Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn3 Cách phòng tránh bệnh dịch tả lợn4 Các biện pháp kiểm soát bệnh dịch tả lợn5 Những điều cần biết về vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn6 Các giải pháp để tiêu diệt virus gây […]

Cơ chế hoạt động của các nhóm kháng sinh trong thú y
Cơ chế hoạt động của các nhóm kháng sinh trong thú y

Nội dung tóm tắt1 Các nhóm kháng sinh trong thú y là gì?1.1 1. Penicillin và các loại kháng sinh beta-lactam khác1.2 2. Tetracyclines1.3 3. Macrolides1.4 4. Aminoglycosides1.5 6. Sulphonamides2 Tác dụng của kháng sinh trong thú y3 Những tác động phụ của việc sử dụng kháng sinh trong thú y4 Kháng sinh tổng hợp […]

3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, tiêu hóa tốt và tăng trọng nhanh
3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, tiêu hóa tốt và tăng trọng nhanh

Nội dung tóm tắt1 Quy trình úm gà con mới nở theo từng giai đoạn1.1 Úm gà là gì?1.2 Cần chuẩn bị những gì để thực hiện úm gà con2 Điều quan trọng chú ý khi úm gà con 3 Giới thiệu 3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, vỗ béo giai đoạn xuất bán3.1 Thuốc […]

Thuốc trị gà rù và những lưu ý quan trọng trong phòng, chữa bệnh
Thuốc trị gà rù và những lưu ý quan trọng trong phòng, chữa bệnh

Nội dung tóm tắt1 Nguyên nhân gây bệnh gà rù2 Triệu chứng của bệnh gà rù3 Phòng bệnh bằng thuốc trị gà rù4 Làm gì khi gà mắc bệnh? Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh rất phổ biến và nguy hiểm. Bệnh có thể xuất hiện vào bất kì thời […]

Những lưu ý và biến chứng khi sử dụng dung dịch kháng sinh tiêm nhất định phải biết
Những lưu ý và biến chứng khi sử dụng dung dịch kháng sinh tiêm nhất định phải biết

Nội dung tóm tắt1 Phân loại dung dịch kháng sinh tiêm trong chăn nuôi2 Nguyên tắc cần biết khi sử dụng kháng sinh3 Những biến chứng khi sử dụng dung dịch kháng sinh tiêm4 Cách xử lý khi gặp biến chứng đối với dung dịch kháng sinh tiêm Trong bài viết này, VietAnhVIAVET chia sẻ […]