KỸ THUẬT CHO GÀ MẸ ẤP TRỨNG TỰ NHIÊN
Âp trứng gà tự nhiên là việc sử dụng gà mẹ hoặc gà mái khác thực hiện việc cung cấp nhiệt độ để cho trứng nở thành gà con. Phương pháp ấp trứng này không khó, tuy nhiên đòi hỏi người chăn nuôi cần trang bị những kiến thức nhất định để đảm bảo tỷ lệ ấp nở cao nhất.
Bà con tham khảo các bước dưới đây do chuyên gia kỹ thuật thú y của VIAVET cung cấp để có thể chủ động ấp trứng gà tại nhà hiệu quả.
1. Chọn trứng và bảo quản trứng
– Chọn trứng:
+ Kiểm tra thời gian gà đẻ để thu nhặt trứng gà
+ Chọn trứng từ những con giống phát triển tốt, trưởng thành và khỏe mạnh;
+ Tránh trứng quá to hoặc quá nhỏ
+ Tránh trứng có vỏ nứt hoặc mỏng.
+ Khi chọn trứng để ấp, nên chọn trứng có kich thước đồng đều, hình dáng bình thường không bị dị dạng.
+ Chỉ giữ lại những quả trứng sạch để ấp. Không rửa trứng bẩn hoặc lau sạch trứng bằng khăn ẩm.
+ Mỗi ổ ấp chỉ nên bỏ vào tối đa 15 – 18 trứng tùy theo kích thước của gà mái ấp.
– Trứng gà sau khi được thu nhặt sẽ giữ bảo quản:
+ Giữ ở nhiệt độ từ 12 đến 14 °C, đảm bảo độ ẩm cao từ 75 đến 85% để trứng không bị mất nước, không được bảo quản quá 07 ngày
+ Đặt trứng đầu to hướng lên trên, đầu nhỏ hướng xuống dưới
+ Trứng để nghiêng một góc 30 độ và ngày đảo trứng một lần.
+ Thời gian bảo quản trứng tốt nhất là khoảng 5 ngày vào mùa hè và 7 ngày vào mùa đông.
2. Làm ổ ấp
– Hình dáng: làm ổ hình lòng chảo tròn để giữ nhiệt tốt nhất
– Kích thước: đường kính ổ ấp khoảng 35 – 40cm tùy vào kích thước của gà mái
– Chất liệu: có thể dùng nhiều vật dụng khác nhau để tạo hình cho ổ ấp, bên trong nên lót rơm hoặc phoi bào giúp ổ ấp vừa giữ nhiệt tốt mà vẫn thông thoáng.
– Vị trí: chọn vị trí yên tĩnh, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông để gà ấp trứng được hiệu quả hơn. Ổ ấp không nên làm dưới nền mà nên làm cách mặt đất từ 0,5 – 1m. Nên chọn hướng chuồng theo hướng đông nam là tốt nhất.
3. Chọn mái ấp
Chọn con mái phù hợp để ấp cần đáp ứng những tiêu chí sau:
– Chọn con mái nhanh nhẹn, khỏe mạnh
– Con mái ham ấp (không hay bỏ ấp, ít khi rời ổ ấp)
– Bộ lông dày, không ở trong thời kỳ thay lông, cánh rộng, chân cao vừa phải, không có lông chân
– Có tính cảnh giác bảo vệ ổ ấp
– Gà ấp khéo: lên xuống ổ nhẹ nhàng, khi vào ổ gà mái sẽ dùng chân đảo trứng
4. Soi trứng và thời điểm soi trứng
Khi gà ấp được khoảng 6 – 7 ngày, có thể bắt đầu soi trứng lần đầu để phát hiện, sàng lọc và loại ra các trứng gà không có trống, trứng bị nứt, dập vỏ
– Tiến hành soi trứng: Chọn vị trí soi hơi tối, dùng đèn soi trứng soi thẳng vào đầu to của quả trứng và nhìn vào quả trứng sẽ thấy ngay tình trạng bên trong có trống hay không. Nếu trứng có phôi thì sẽ thấy ngay tim phôi và các mạch máu phát triển bên trong lan rộng ra. Nếu trứng không có phôi thì sẽ chỉ thấy trứng sáng trong suốt như khi chưa ấp.
5. Chăm sóc gà mái ấp
– Gà mái khi ấp trứng thường ít ra ngoài ăn nên cần cho gà ăn các thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao như VIARMASOL-1000, ULYTE VIT-C, VIA VITAMINO,…;
– Đặt thức ăn và nước uống cạnh ổ ấp. Hoặc bắt mái ấp riêng cho ăn để ăn được nhiều và nhanh chóng lên ổ.
– Cần bổ sung nước đầy đủ cho gà vì gà ấp sẽ mất nước tương đối nhiều.
– Không nên thay đổi vị trí đặt ổ ấp
6. Vệ sinh ổ ấp
– Vệ sinh ổ ấp thường xuyên nếu ổ trứng bị bẩn do phân, trứng bị vỡ…
– Thay lớp rơm lót ổ cho gà, không tận dụng lớp rơm bị bẩn cho ổ ấp.

Nội dung tóm tắt1 Nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả lợn2 Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn3 Cách phòng tránh bệnh dịch tả lợn4 Các biện pháp kiểm soát bệnh dịch tả lợn5 Những điều cần biết về vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn6 Các giải pháp để tiêu diệt virus gây […]

Nội dung tóm tắt1 Các nhóm kháng sinh trong thú y là gì?1.1 1. Penicillin và các loại kháng sinh beta-lactam khác1.2 2. Tetracyclines1.3 3. Macrolides1.4 4. Aminoglycosides1.5 6. Sulphonamides2 Tác dụng của kháng sinh trong thú y3 Những tác động phụ của việc sử dụng kháng sinh trong thú y4 Kháng sinh tổng hợp […]

Nội dung tóm tắt1 Quy trình úm gà con mới nở theo từng giai đoạn1.1 Úm gà là gì?1.2 Cần chuẩn bị những gì để thực hiện úm gà con2 Điều quan trọng chú ý khi úm gà con 3 Giới thiệu 3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, vỗ béo giai đoạn xuất bán3.1 Thuốc […]

Nội dung tóm tắt1 Nguyên nhân gây bệnh gà rù2 Triệu chứng của bệnh gà rù3 Phòng bệnh bằng thuốc trị gà rù4 Làm gì khi gà mắc bệnh? Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh rất phổ biến và nguy hiểm. Bệnh có thể xuất hiện vào bất kì thời […]

Nội dung tóm tắt1 Phân loại dung dịch kháng sinh tiêm trong chăn nuôi2 Nguyên tắc cần biết khi sử dụng kháng sinh3 Những biến chứng khi sử dụng dung dịch kháng sinh tiêm4 Cách xử lý khi gặp biến chứng đối với dung dịch kháng sinh tiêm Trong bài viết này, VietAnhVIAVET chia sẻ […]