Người chăn nuôi nên làm gì để ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi?

Kinhtedothi – Bộ NN&PTNT vừa có văn bản đưa ra khuyến cáo các địa phương, nông hộ, cơ sở chăn nuôi triển khai thực hiện một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh dịch tả châu Phi.
 
Theo đó, đối với chăn nuôi nông hộ cần kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian khác truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi…).
 
Tại lối ra, vào chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi; nên có ô chuồng nuôi cách ly: Nuôi lợn mới nhập hoặc nuôi lợn bị bệnh; có khu vực thu gom và xử lý chất thải. Các hộ chăn nuôi nông hộ, nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô (mỗi ô chuồng có khoảng trống 0,8 – 1m) để giảm thiểu lợn giữa các ô chuồng tiếp xúc với nhau; đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín…
 
Đối với con giống, lợn nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh. Cụ thể, với lợn nhập từ ngoài tỉnh phải có Giấy kiểm dịch. Trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần.
 
Về thức ăn chăn nuôi, Bộ NN&PTNT khuyến cáo các nông hộ sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng ăn của đàn lợn đã xuất chuồng và thức ăn của đàn lợn đã bị dịch bệnh cho đàn lợn mới. Nguồn nước cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo an toàn. Và nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho lợn.
 
Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn vào nuôi. Trong trường hợp chuồng bị dịch, nếu tái đàn nên để trống chuồng ít nhất 30 ngày và được sự đồng ý của chính quyền địa phương…
 
Đối với chăn nuôi trang trại, Bộ NN&PTNT khuyến cáo cần có hồ sơ theo dõi đàn lợn về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng và điều trị. Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn. Có quy trình phòng bệnh phù hợp cho các đối tượng lợn và thực hiện đúng quy trình. Trang trại chăn nuôi lợn phải lập sổ, ghi chép theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi. Chủ trang trại phải tổ chức kiểm tra việc thực hiện an toàn sinh học định kỳ…
 
Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cũng cần sử dụng chế phẩm sinh học trong thức ăn cho lợn. Cụ thể, ở giai đoạn 1 (lợn có khối lượng dưới 20kg) thì cơ sở chăn nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn. Bổ sung chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
 
Giai đoạn 2 (lợn có khối lượng từ 20kg trở lên) có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn. Thức ăn tự phối trộn từ những nguyên liệu thông dụng, sẵn có tại địa phương, không nên sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật (ngoại trừ bột cá). Trước khi chế biến, cơ sở cần lập công thức thức ăn (khẩu phần cơ sở) theo từng giai đoạn sinh trưởng đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho lợn…
PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CƯỚC CHÂN TRÊN TRÂU, BÒ VÀO MÙA ĐÔNG
PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CƯỚC CHÂN TRÊN TRÂU, BÒ VÀO MÙA ĐÔNG

Nội dung tóm tắt1 Bệnh cước chân là gì?2 Nguyên nhân3 Triệu chứng trên trâu, bò4 Biện pháp bảo vệ trâu, bò5 Phác đồ điều trị Bệnh cước chân là gì? Bệnh cước chân là bệnh sưng thũng chân do co thắt mao mạch ngoại vi ở chân trâu, bò. Bệnh xuất hiện vào các […]

CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ILT TRÊN GÀ ( VIÊM THANH KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM)
CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ILT TRÊN GÀ ( VIÊM THANH KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM)

Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với mức độ lây lan nhanh, gây thiệt hại kinh tế lớn. Do vậy, cần có các giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả để giảm thiểu các tổn thất trong trang trại. Nguyên nhân gây bệnh Virus gây bệnh ILT […]

5 lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng thuốc thú y cho chó mèo
5 lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng thuốc thú y cho chó mèo

Không ít chủ nuôi đã phải đối mặt với tình huống khẩn cấp khi thú cưng của họ gặp vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Trong những trường hợp như vậy, việc sử dụng thuốc thú y có thể là một giải pháp tạm thời để cứu chữa cho chó, mèo, hoặc các loài […]

CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM TAI Ở CHÓ MÈO CỰC HIỆU QUẢ
CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM TAI Ở CHÓ MÈO CỰC HIỆU QUẢ

Bệnh viêm tai ở chó mèo là căn bệnh phổ biến, trung bình cứ 10 con thì có đến 2 con mắc. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng chó, mèo nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng. Các chuyên gia thú y của Việt Anh VIAVET […]

CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10 – PHÁI ĐẸP LÀ ĐỂ YÊU THƯƠNG
CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10 – PHÁI ĐẸP LÀ ĐỂ YÊU THƯƠNG

Sáng ngày 20/10/2023, Ban chấp hành Công đoàn – Công ty CP đầu tư liên doanh Việt Anh đã gửi đến toàn bộ phái đẹp của công ty những bông hoa tươi đẹp nhất và tấm thiệp chúc mừng, nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Phụ nữ Việt Nam dù ở trong bất cứ […]