14
05/2023

Những điều bạn cần biết về bệnh còi cọc ở lợn

Bệnh còi cọc ở lợn là căn bệnh thường thấy quanh năm trong chăn nuôi. Loại bệnh này thường dễ gặp ở những chú lợn con sau cai sữa và gây ra những thiệt hại không nhỏ cho bà con. Trong bài viết này, hãy cùng Việt Anh Viavet tìm hiểu về Những điều bạn cần biết về bệnh còi cọc ở lợn nhé. 

Nguyên nhân gây bệnh còi cọc ở lợn

Porcine Circovirus (PCV) chính là tác nhân gây ra bệnh còi cọc ở lợn. Khi loại virus này xâm nhập vào cơ thể lợn, nó có thể sản sinh không kiểm siast trong các tế bào sơ khai vào những ngày đầu. Sự sản sinh một cách nhanh chóng này của virus, mà hệ thống miễn dịch của heo sẽ bị phá hủy, từ đó heo nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh khác hơn.

Đặc điểm của bệnh còi cọc ở heo

Loại virus này có thể xâm nhập vào lợn con từ rất sớm, tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở lợn từ 5 đến 18 tuần tuổi ( ở heo cai sữa và heo vỗ béo). Trong một đàn sẽ có tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 1 đến 5% trong đàn, nhưng cũng có những đàn tỷ lệ mắc bệnh lên đến 50%.

Loại bệnh này xảy ra quanh năm và không liên quan đến khí hậu hay mùa vụ. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những đàn nái ngoại cao sản, ở heo con cũng có tỷ lệ mắc hội chứng còi cọc cao hơn lợn được nuôi theo hướng nhỏ lẻ, phân tại tại các địa phương.

ủ thức ăn cho lợn

Xem thêm: Dung dịch kháng sinh tiêm

Sự lây truyền bệnh

Bệnh sẽ lây từ lợn bệnh sang lợn khỏe qua phân, tiếp xúc trực tiếp, tinh dịch và nhau thai. Do đó, việc chăn nuôi lợn công nghiệp với mật độ cao không an toàn sinh học sẽ là cơ hội để bệnh gia tăng. Đồng thời, tình trạng căng thẳng do biến đổi khí hậu và tác động đột ngột của môi trường cũng làm gia tăng virus tấn công vào cơ thể heo.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng điển hình và nổi bật nhất, dễ nhìn thấy nhất là còi cọc, chậm lớn. So với những con khác cùng lứa tuổi hoặc cùng ổ thì heo bị bệnh sẽ nhỏ hơn rất nhiều. Bệnh sẽ đồng nhiễm với hội chứng viêm da hay các bệnh liên quan đến thận, làm heo chết đột ngột với tỷ lệ chết trong một đàn mắc bệnh là từ 6 đến 10%. Bệnh biểu hiện bằng viêm da sau đùi, viêm vành tai, nặng hơn là viêm da toàn thân. Bệnh có thể tồn tại vào kéo dài hàng tháng và lây từ đàn này sang đàn khác, khiến cho việc điều trị đạt hiệu quả không cao. 

bệnh còi cọc ở lợn
bệnh còi cọc ở lợn

Điều trị bệnh còi cọc ở lợn

Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có loại  . Thuốc kháng sinh sẽ chỉ phát huy tối đa hiệu quả nếu được ngăn chặn, phòng ngừa trong một khoảng thời gian dài trước khi bệnh bắt đầu và phát triển. Trong những báo cáo gần đây từ miền Đông nước Anh đã chỉ ra rằng thuốc kháng sinh toàn thân dạng trộn với thức ăn hoặc nước hay dạng tiêm chỉ có tác dụng kiểm soát nhiễm trùng thứ cấp.

Những cách phòng bệnh còi cọc ở lợn hiệu quả, đơn giản

Vì không có phương pháp điều trị cụ thể cho căn bệnh này, nên việc phòng ngừa cẩn thận và thực hiện an toàn sinh học là vô cùng quan trọng.

Những người chăn nuôi nên tiến hành loại bỏ những con heo còi cọc ra khỏi đàn càng sớm càng tốt.

Cần thực hiện đầy đủ cả ba bước để hạn chế tác động của mầm bệnh, đó là: Hạn chế tiếp xúc giữa heo với nhau, Giảm các nguyên nhân gây căng thẳng ở heo, Quản lý, vệ sinh và chăm sóc thật tốt, chu đáo cho cả đàn heo.

– Việc kiểm soát căn bệnh này nên tiến hành dựa trên phương pháp cùng vào và cùng ra.

– Nên chăm sóc heo ngay từ khi sơ sinh một cách tốt nhất: nên cho heo bú sữa đầu càng sớm càng tốt và càng nhiều càng hiệu quả, việc úm heo con cũng cần phải đúng kỹ thuật, cẩn thận, nên tiến hành bấm răng và cắt đuôi heo đúng, cho heo tập ăn sớm,…

– PCV là một loại virus gây bệnh còi cọc ở heo và nó tồn tại rất lâu trong môi trường. Tuy nhiên, Virkon S đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tiêu diệt loại virus này.

– Bà con cần chú ý chế độ dinh dưỡng của heo, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo chuồng trại luôn thông thoáng và có nhiệt độ thích hợp.

– Tránh mật nuôi heo với độ cao và đặc biệt là hạn chế ghép đàn, nhất là ghép đàn khi heo con không được bú sữa đầu và đã qua một ngày tuổi.

– Hạn chế hoặc ngăn ngừa các loại bệnh khác cũng là một bước để ngăn ngừa bệnh còi cọc ở heo.

– Dùng vách ngăn kiên cố giữa các nhà nuôi hoặc chuồng cho heo ở các lứa tuổi khác nhau.

– Đặc biệt chú ý đến khả năng lan truyền qua phân, đặc biệt là xe tải.

Cần tiến hành tiêm phòng đầy đủ và kịp thời các mầm bệnh thường ghép, kế phát cùng CPV như là hen suyễn, cúm, bệnh tai xanh (PRRS), viêm phổi màng phổi (APP), tụ huyết trùng, liên cầu khuẩn,…

Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm để điều trị các bệnh do vi khuẩn kế phát. Hiện nay, trên toàn thế giới có một số loại vắc- xin được phổ biến rộng rãi.

Cách sử dụng và lợi ích mà thuốc tăng trọng cho heo đem lại cho chăn nuôi

Xem thêm: Top thuốc trợ sức trợ lực đáng tiền trong chăn nuôi

Tạm kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh còi cọc ở lợn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH

  • Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Liên Phương, Xã Liên Phương, Huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 024 3376 5468 – 024 3376 5466
  • Email: contact@vietanhviavet.com – vietanhviavet@gmail.com

CHI NHÁNH MIỀN NAM

  • Địa chỉ: Số 12, Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai, Việt Nam
backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger