Những lưu ý và biến chứng khi sử dụng dung dịch kháng sinh tiêm nhất định phải biết

Trong bài viết này, VietAnhVIAVET chia sẻ những nguyên tắc khi sử dụng dung dịch kháng sinh tiêm, những biến chứng khi sử dụng kháng sinh và cách phòng tránh. 

Phân loại dung dịch kháng sinh tiêm trong chăn nuôi

Kháng sinh được phân loại theo: phổ tác dụng (phổ rộng và phổ sâu) ; nguồn gốc (tổng hợp và bán tổng hợp) ; cơ chế hoạt động. Sau khi phân loại theo cơ chế tác dụng thì thuốc kháng sinh vật nuôi được phân làm bốn loại chính.

– Kháng sinh ức chế sự tổng hợp thành tế bào

– Kháng sinh ức chế tổng hợp protein

– Kháng sinh ức chế tổng hợp nhân tế bào

– Kháng sinh ức chế các quá trình trao đổi chất

Những điều cần tránh khi sử dụng thuốc kháng sinh cho gia súc
Những điều cần tránh khi sử dụng thuốc kháng sinh cho gia súc

Xem thêm: Dung dịch kháng sinh tiêm

Nguyên tắc cần biết khi sử dụng kháng sinh

Cách phối trộn kháng sinh trong chăn nuôi phù hợp với bệnh vì một số loại kháng sinh có tác dụng hiệu quả với một hay vài loại vi khuẩn nhất định. Ngay từ ban đầu nên dùng 2 – 3 liều. Đối với liều cao thì sử dụng liều lượng cao hơn 1,5 – 2 lần. Sau đó dùng liều thấp; không dùng liều thấp tăng thêm nhằm hạn chế tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Dùng thuốc đúng liều trong suốt quá trình điều trị. Nếu sau khoảng 5 – 6 ngày vẫn không có kết quả (tức là bệnh không tiến triển). Lúc này, bạn cần ngừng kháng sinh và có thể kết hợp với kháng sinh dự phòng. Sau khi khỏi các triệu chứng lâm sàng. Nên dùng thuốc thêm ít nhất 02 ngày nữa kháng sinh tiêu diệt toàn bộ mầm bệnh.

– Dùng kháng sinh vào thời điểm nào trong một ngày và theo khoảng thời gian thích hợp. Nhằm đảm bảo nồng độ của thuốc luôn ổn định trong máu và nhu mô tế bào cho tới khi hết bệnh. Căn cứ vào đặc điểm của thuốc khi cho con vật dùng trước hay sau bữa ăn. Uống một lần hay chia nhiều lần: thuốc có tan trong dịch vị không. Tốc độ hấp thu và bài tiết nhanh hay chậm; bài tiết qua cơ quan nào.

– Cần sử dụng kháng sinh thích hợp với các loại vi khuẩn. Nhưng phải hiểu rõ được sự tương thích hay tính hiệu quả của loại kháng sinh dùng kết hợp. Chọn kháng sinh phù hợp để phòng các hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. Tụ cầu tiết men Penicilanaza kháng các thuốc PenicilinG, Ampicilin, Colistin. Liên cầu trùng dung huyết kháng Penicilin, Gentamycin. .. Nhằm tránh hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc cần dùng kháng sinh phổ hẹp và dùng theo thời gian và liều lượng.

– Trong quá trình điều trị cho vật nuôi bằng kháng sinh. Bạn nên kết hợp kháng sinh trong thú y bằng cách bổ sung thêm các loại Vitamin. Đặc biệt là Vitamin nhóm B; sử dụng khẩu phần chất lượng cao, bổ sung dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, bổ sung đường Glucoza cho gia súc yếu, già, yếu. Không dùng kháng sinh trong các trường hợp sau: Penicilin không dùng cho gia súc có tiền sử mẫn cảm, dị ứng; Penicilin B, Tetracyclin, Streptomycin, Gentamycin, Kanamycin Sulfamid không dùng đối với gia súc có thai; Sulfamid, Tetracyclin, Rifampicin, Bactrim không dùng đối với gia súc có thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh thú y
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh thú y

Những biến chứng khi sử dụng dung dịch kháng sinh tiêm

Khi dùng thuốc kháng sinh cho gia súc bằng cách tiêm, uống hoặc tiếp xúc với kháng sinh (Penicilin, Streptomycin. ..) thư­ờng gặp hiện nghi sốc phản vệ do kháng sinh gây ra. Các biểu hiện như sau: con vật loạng choạng, khó thở, tim nhanh và không đều, huyết áp hạ thấp, có con bị co giật, nổi ban, hôn mê và thậm chí chết. Nhẹ hơn xuất hiện các triệu chứng dị ứng và có thể biểu hiện ở nhiều bộ phận khác nhau: trên da, hô hấp, tim mạch, gan, thận, thần kinh trung ương. Các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng và cũng có thể dẫn đến chết.

– Biến chứng do dùng kháng sinh gây bệnh huyết thanh: Sau khi dùng kháng sinh (Penicilin, Streptomycin, Sulfamid. ..) vào khoảng ngày thứ 2 đến ngày thứ 14. Con vật bỏ ăn, lờ đờ, mệt mỏi, có triệu chứng buồn nôn, đi đứng loạng choạng hoặc xiêu vẹo do đau khớp, nổi nhiều hạch do sốt cao và mẩn đỏ toàn thân. Chẩn đoán đúng và ngừng ngay kháng sinh, con vật sẽ mất dần triệu chứng, ngừng dùng kháng sinh và tăng liều kháng sinh sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn dẫn đến suy kiệt và chết.

– Biểu hiện ở da: Nổi mề đay, mẩn ngứa, sưng mí mắt, phù nề mặt, viêm da và chấm xuất huyết ngoài da khi dừng dùng kháng sinh. 

– Biểu hiện ở hệ máu: khi sử dụng kháng sinh liều cao sẽ gây thiếu máu dung huyết cấp. Các triệu chứng thường thấy: sốt cao, con vật co giật, hạ thân nhiệt, buồn nôn và nôn, chảy máu cam và vàng da. Vào lúc này, hồng cầu và bạch cầu trung tính giảm. Ngược lại, số lượng bạch cầu thì tăng dần. 

Kháng sinh ức chế tổng hợp nhân tế bào
Kháng sinh ức chế tổng hợp nhân tế bào

Xem thêm: Kiến thức thú y: Tăng sức đề kháng cho vật nuôi nhờ Vitamin C

Cách xử lý khi gặp biến chứng đối với dung dịch kháng sinh tiêm

Nếu tình trạng con vật có biến chứng nặng do sử dụng kháng sinh. Bạn cần đặt con vật vào chỗ yên tĩnh để trợ sức bằng đường Glucoza và điện giải. Một số thuốc kháng sinh thường dụng trong chăn nuôi, an thần và thuốc kháng Histamin: Cafein, Adrenalin, Dimedron, Promethazin. Liều lượng được tính theo thể trọng (kilogram). Cần xem xét và sử dụng thận trọng phù hợp với tình trạng của vật nuôi. 

Để phòng ngừa biến chứng do kháng sinh gây ra thì bên cạnh chẩn đoán chính xác bệnh. Bạn sử dụng kháng sinh đúng chỉ định và sử dụng đủ liều lượng thì một trong các khâu quan trọng là cần thử nghiệm phản ứng (Test). Kháng sinh có bốn cách cơ bản là: test thẩm thấu trên bề mặt da, test dưới da, test kích thích qua niêm mạc mũi và test dưới da. Từ kết quả phản ứng test thì mới xem xét và quyết định sử dụng kháng sinh.

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger