Heo nái là loài vật nuôi quen thuộc với mỗi người nông dân, nó mang đến nhiều lợi ích kinh tế trong chăn nuôi cho bà con. Quá trình mang thai của heo nái không tránh khỏi những trường hợp heo ốm đau, bệnh tật. Trong bài viết này, hãy cùng Việt Anh Viavet tìm hiểu Một số loại thuốc kháng sinh dùng cho heo nái mang thai hiệu quả nhé.
Nếu trong quá trình chăn nuôi, nếu lợn nái không may bị mắc bệnh thì phải sử dụng kháng sinh dùng cho heo nái mang thai để điều trị bệnh. Đây là giai đoạn nhạy cảm với thuốc kháng sinh.
Trong khi điều trị cho heo nái mang thai, bà con nên lưu ý lựa chọn những loại kháng sinh đơn hoặc kháng sinh thế hệ mới. Trong trường hợp heo bị ốm quá nặng bắt buộc phải sử dụng chất kháng viêm thì không được sử dụng thuốc có thành phần Corticoid, tuy nhiên cũng không nên kéo dài thời gian sử dụng và phải dùng đúng liều thuốc.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng sinh dùng cho lợn nái mang thai có thể làm biến chất bào thai khiến bào thai phát triển không bình thường hoặc hư thai, hoặc có chứa các thành phần có thể chuyển hóa thành chất kích thích bào thai dẫn đến dễ sảy thai.
Một số loại khа́ng sinh аn tоа̀n khi sử dụng khi lợn nái mаng thаi gồm: mаcrоlidе, bеtаlаctаm. Những khа́ng sinh kе́m аn tоа̀n gồm có: nhо́m аminоsidе, роlyрерtidе, sulfаdimidinе, ngoài ra, tеtrа vа̀ quinоlоnе chống chỉ định trên động vật mаng thаi.
Xem thêm: Thuốc thú y tại Việt Anh Viavet
– Công dụng:
Đây là loại thuốc dùng để bổ sung dạng premix – trộn thức ăn, giàu các loại vitamin và acid amin thiết yếu; cùng các khoáng chất như Canxi và sắt nhằm cung cấp đầy đủ cho heo mẹ trong quá trình mang thai và nuôi con bú.
Với hoạt chất đặc biệt L-carnitine, sản phẩm giúp heo nái hồi phục nhanh nhất sau khi sinh, kích thích thèm ăn và tiết sữa, tăng sản lượng sữa đồng thời nâng cao chất lượng sữa. Từ đó, giúp heo con khoẻ mạnh, lớn nhanh, hồng da và ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như phân vàng, phân trắng và ngăn ngừa bại liệt.
Sản phẩm còn có tác dụng rất lớn đối với heo nái sau sinh bị kém sữa do: suy nhược cơ thể, dinh dưỡng kém, rối loạn nội tiết, mắc bệnh viêm tử cung,…
Sản phẩm còn giúp tăng khả năng tiết sữa trên dê sữa, bò sữa và cải thiện đáng kể sản lượng sữa mỗi ngày, kéo dài thời gian cao sản, tránh suy nhược sau quá trình khai thác sữa.
– Cách sử dụng và liều lượng:
Đối với heo nái thì sử dụng trong suốt thời gian nuôi con bú thông qua hình thức trộn vào thức ăn với liều lượng: 1kg/200kg thức ăn hoặc 1g/8-10kg TT/ngày.
– Công dụng:
Loại thuốc dùng cho heo nái mang thai này có tác dụng an thần, giảm stress, chống co giật và giảm đau với trường hợp: Heo nái cắn con.
Bên cạnh đó, nó còn điều trị các bệnh dị ứng như: bệnh về da: nổi mề đay, phát ban, mẩn đỏ. Dị ứng sau tiêm huyết thanh và dị ứng thuốc. Chứng nổi mẩn đỏ trên da của heo khi mắc bệnh Circo.
– Cách dùng và liều lượng:
Sử dụng thông qua cách tiêm vào bắp hoặc tĩnh mạch.
Với heo nái dùng khoảng 1ml/15-20kg TT
– Công dụng:
Giúp giảm đau, kháng viêm, hạ sốt trong nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA).
Ngoài ra, còn điều trị nhiễm trùng cơ xương – khớp và chấn thương do mọi nguyên nhân, đẻ khó, đau bụng ngựa trên heo, trâu bò, ngựa.
Thuốc kháng sinh cho heo nái mang thai này có tác dụng nhanh chóng và mạnh mẽ, hiệu quả kéo dài 24 giờ và đặc biệt là không làm mất sữa.
– Cách sử dụng và liều lượng:
Cách dùng thuộc hiệu quả là tiêm sâu bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch.
Với heo: dùng 1 ml/33kg TT, ngày 1 lần và liên tục từ 1 đến 3 ngày.
Cần đảm bảo chuồng trại, nơi ở của heo luôn sạch sẽ, thông thoáng, nhiệt độ duy trì từ 26 đến 28 độ C.
Đảm bảo các chế độ vận động của heo nhưng vẫn cần sự yên tĩnh và không để xáo trộn đàn.
7 đến 10 ngày trước khi đẻ cần vệ sinh và xoa bóp bầu vú của lợn nái từ 1 đến 2 lần/ ngày để thông tia sữa.
Vệ sinh máng ăn, máng uống và chuồng trại cho lợn nái thường xuyên. Cần tiến hành tiêm phòng trước 15 ngày kể từ ngày dự kiến đẻ theo đúng quy định của thú ý cho lợn nái chửa. Cần có sổ ghi đầu đủ tình trạng sức khỏe, lượng ăn và vắc xin phòng bệnh để có thể theo dõi.
Không nên cho lợn ăn quá nhiều trong lúc chửa bởi có thể dẫn đến khó đẻ hoặc đè chết con, sữa tiết kém.
Tuy nhiên, cũng không được để lợn ăn quá ít, lợn quá gầy sẽ dẫn dễ mắc bệnh, không có nhiều sữa để nuôi con.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vitamin và chất khoáng trong khẩu phần ăn là cách chăm sóc lợn nái mang thai rất hiệu quả.
Dưới đây là một số loại thức ăn không nên dùng cho lợn nái mang thai:
Lá đu đủ có thể tốt cho lợn nái nuôi con nhưng không tốt cho lợn nái mang thai vì nó gây ảnh hưởng đến khả năng nuôi thai vì làm giảm nhịp đập của tim.
Bỗng bã rượu chỉ tốt cho lợn chứ không tốt cho lợn nái, nếu ăn quá nhiều, lợn nái sẽ dễ bị sảy thai.
Xem thêm: Các loại thuốc kháng sinh trong chăn nuôi phổ biến và lưu ý khi sử dụng
Trên đây là những thông tin chi tiết về thuốc kháng sinh cho lợn nái mang thai. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH
CHI NHÁNH MIỀN NAM