Thông tin chi tiết về thuốc trị nấm ở gà

Gà là vật nuôi đã quá quen thuộc với chúng ta bởi nó là nguồn dinh dưỡng chất lượng cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình nuôi dưỡng, không thể tránh khỏi các trường hợp gà bị bệnh, đặc biệt nấm ở gà, nấm phổi gà là bệnh thường gặp nhất.

Trong bài viết này, hãy cùng Việt Anh Viavet tìm hiểu về những loại thuốc trị nấm ở gà chất lượng nhé.

Bệnh nấm phổi ở gà là gì?

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm ở gà là do Aspergillus fumigatus, một loại nấm thuộc họ Mucoraceae gây ra. Loại nấm này gây bệnh cho gia cầm, trong đó có vịt, ngỗng, ngan, chim các loại,… Khi chuồng trại không thông thoáng, có độ ẩm cao chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh phát sinh.

Khi gia cầm hít phải các bào tử nấm có trong không khí, máy nở, máy ấp; các bào tử nấm sẽ phát triển thành ổ nấm. Trong quá trình phát triển, nó sẽ xuất hiện các hạt màu trắng xám hoặc vàng ở thành phổi và thành các túi khí. Điều này phá hủy các mô và gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, nấm tiết ra độc tố gây nhiễm độc máu, nhiễm độc toàn thân và dẫn đến tử vong. Những trường hợp nhiễm độc này thường là ở những hộ chăn nuôi tập trung.

Nấm phổi ở gà
Nấm phổi ở gà

Bệnh nấm phổi ở gà có nguy hiểm không?

Đối với những gia cầm non, bệnh thường bộc phát quá cấp tính hoặc cấp tính. Gia cầm từ 5 ngày tuổi trở lên có thể mắc bệnh do hít phải bào tử nấm từ máy ấp hoặc máy nở. Bệnh thường xuất hiện từ 2 đến 4 tuần tuổi và có tỷ lệ tử vong lên đến 80%.

Lúc đầu, gia cầm sẽ chết đột ngột, sức khỏe bình thường nhưng xuất hiện một số có biểu hiện chán ăn, khó thở, hô hấp tăng. Khi bắt gà lên, có thể thấy rõ tiếng thở lách tách thoát ra từ phổi của nó.

Chân, mỏ của gia cầm sẽ bị khô, tiêu chảy, thậm chí một số con còn bị co giật. Sau đó, gia cầm sẽ gầy và chết.

Bệnh nấm phổi ở gà có nguy hiểm không?
Bệnh nấm phổi ở gà có nguy hiểm không?

Xem thêm: Thuốc bột kháng sinh uống, trộn thức ăn

Triệu chứng của gà bị mắc bệnh

Thời kỳ ủ bệnh nấm ở gà là 3-10 ngày, thường xảy ra quá cấp tính hoặc cấp tính ở gà con từ 1 đến 3 tuần tuổi, với tỷ lệ chết 50 từ 80%. Thể mãn tính thường gặp ở gà lớn với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong thấp hơn. 

Thể cấp tính:

  • Lúc đầu gia cầm có các biểu hiện như: lờ đờ, uể oải, thường đứng một mình hoặc nằm một chỗ, con vật bị khó thở, chán ăn nhưng khát nước, hay ngáp, thở nhanh, phổi có tiếng thở lách tách.
  • Gà già nhanh bị già đi, mỏ bị khô, giai đoạn sau bị tiêu chảy, khô chân, ở mũi và mắt chảy ra dịch nhầy giống như huyết thanh.
  • Gà dần kiệt sức và bị co giật trước khi chết do ngộ độc. Tỷ lệ tử vong bắt đầu ở ngày tuổi 5 và cao nhất ở 15 ngày tuổi, với những con bị nhiễm bệnh nặng sẽ chết trong vòng 24 giờ.

Thể mãn tính: Bệnh nhẹ, hầu như không gây tử vong, suy hô hấp dai dẳng, gầy yếu, mào nhợt nhạt, có thể tử vong do ngộ độc. 

Phác đồ điều trị

Trước hết, người chăn nuôi cần tìm ra và cắt bỏ nguyên nhân gây bệnh cho đàn gia cầm của mình. Nếu tìm thấy mầm bệnh trong chất độn chuồng, hãy thay chất độn chuồng ngay lập tức và đảm bảo rằng chất độn chuồng khô ráo, sạch sẽ và không có nấm mốc. 

Gia cầm bị bệnh nặng nên bị loại bỏ vì điều trị không hiệu quả. 

Những con gặp khó khăn khi thở ra được tách riêng để chăm sóc đặc biệt và tích cực. 

Không sử dụng kháng sinh có nguồn gốc từ nấm. Dùng NYSTATIN với liều 1g/ 5kg thể trọng trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống trong khoảng 2 đến 3 ngày. Tăng cường bổ sung vitamin A trong quá trình điều trị. Kết hợp bổ sung vitamin cùng các loại thuốc trợ lực, trợ sức cho gà. Đồng thời, cần cải thiện môi trường nuôi luôn thông thoáng, vệ sinh để đàn gia cầm nhanh chóng hồi phục.

Thuốc trị nấm ở gà
Thuốc trị nấm ở gà

Thuốc đặc trị bệnh nấm phổi ở gà

Một số loại thuốc đặc trị bệnh nấm phổi ở gà là nystatin, mycostatin. Đối với thuốc thú y thì cần dùng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu sử dụng thuốc nystatin loại 500.000 UI/viên thì dùng 1 viên/2-3 kg cân gia cầm, dùng trong 5 đến 7 ngày liên tục tùy theo mức độ bệnh. 

Kết hợp bổ sung vitamin, thuốc bồi bổ sức khỏe, trợ sức cho gia cầm. 

Không sử dụng các loại kháng sinh có nguồn gốc từ nấm. 

Sử dụng kháng sinh như mycostatin, nystatin và amphotericin B. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chất khử trùng hóa học như Lista Violet hoặc Copper Sulfate. 

Thuốc đặc trị bệnh nấm phổi ở gà
Thuốc đặc trị bệnh nấm phổi ở gà

Cách phòng bệnh hiệu quả

Ngoài khía cạnh dinh dưỡng như cho gà như cung cấp các loại thức ăn có chất lượng tốt, đủ dinh dưỡng thì các chủ nông trại cũng cần chú ý đến khía cạnh vệ sinh thú y như: 

  • Không cho nấm mốc phát triển nhất là vào mùa mưa, nồm. 
  • Chất độn chuồng phải được xử lý bằng hóa chất, thuốc sát trùng trước khi đưa vào trang trại. 
  • Thường xuyên thay đổi ổ rơm hoặc chất độn chuồng. Chuồng phải luôn khô ráo và không bị ẩm thấp. 
  • Không nên sử dụng lại các thức ăn đã cũ hoặc lâu ngày.
  • Cần lưu ý quá trình chăn nuôi hãy nuôi dưỡng tốt để gia cầm mạnh khỏe cũng như hạn chế bị bệnh. 

Xem thêm: Hiệu quả của thuốc Canxi -Vitamin B12 trong ngành thú y bạn chưa biết?

Tạm kết

Trên đây là những loại thuốc trị bệnh nấm ở gà vô cùng hiệu quả và chất lượng. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH

  • Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Liên Phương, Xã Liên Phương, Huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 024 3376 5468 – 024 3376 5466
  • Email: contact@vietanhviavet.com – vietanhviavet@gmail.com

CHI NHÁNH MIỀN NAM

  • Địa chỉ: Số 12, Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai, Việt Nam
backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger