TỔNG HỢP 6 NHÓM THUỐC TRỊ NỘI KÝ SINH TRÙNG BẠN CẦN BIẾT

Nội dung tóm tắt

Nội ký sinh trùng được biết đến là những ký sinh trùng sống ở bên ngoài cơ thể vật nuôi ví dụ như tại các cơ quan: mô, nội tạng, máu, dịch thể của vật nuôi như (giun đũa, giun xoắn, sán lá gan nhỏ, amip lỵ,…. Nội ký sinh trùng có vai trò gây bệnh là chủ yếu nên hiện nay việc sử dụng các thuốc trị ký sinh trùng cho động vật trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên số lượng thuốc dùng điều trị nội ký sinh trùng cũng được ra đời nhiều hơn gây một số khó khăn cho người chăn nuôi trong quá trình sử dụng. Bài viết sau Việt Anh Viavet sẽ tổng hợp đầy đủ các nhóm thuốc trị nội ký sinh trùng hữu ích nhất.

Mục lục

* Thuốc trị sán dây

* Thuốc trị sán lá gan của loài nhai lại

* Thuốc trị giun tròn

* Thuốc trị ký sinh trùng đa giá – Imidazole

* Thuốc chống cầu trùng

* Thuốc chống ký sinh trùng đường máu

* Thuốc trị sán dây

– Hạt cau:Arecoline

Arecoline có nguồn gốc từ hạt cau, hạt cọ với tác dụng trị bệnh sán dây của động vật ăn thịt và gia cầm là chủ yếu, bên cạnh đó còn có tác dụng với giun đũa tuy nhiên tác dụng này kém hơn.

Aecrolin thường được sử dụng trực tiếp dưới dạng bột cau, nên cho vật nuôi uống khi đói, đồng thời kết hợp thêm với thuốc tẩy. Sau thời gian sử dụng 1-2 giờ, sán, giun sẽ theo phân được thải ra bên ngoài.

– Niclosamid (closalicylamid)

Với cơ chế tác dụng là ngấm vào thân sán qua các vết tổn thương do thuốc tạo ra trên vỏ sán và khiến sán tự phân hủy. Niclosamid được sử dụng trong điều trị giun sán trên các loài động vật như chó, dê, cừu. 

– Bunamidine 

Với tác dụng trị bệnh sán dây cho chó, mèo, tuy nhiên tác dụng và hiệu quả kém hơn so với 1 số biệt dược khác. Bunamidine thường được cho vật nuôi uống để có tác dụng tại chỗ. Tuy nhiên thuốc gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy và co giật run cơ khi dùng liều cao. Vì vậy trong quá trình sử dụng, bà con và bạn đọc nên theo dõi và kiểm tra sức khỏe vật nuôi thường xuyên sau khi sử dụng thuốc.

– Dichlorophene

Việc sử dụng dichlorophene có tác dụng tẩy sán dây cho chó, mèo và các loài gia súc khác như lừa, ngựa, gia cầm. Bên cạnh đó dichlorophene còn được sử dụng với chức năng sát trùng và diệt nấm. Trong quá trình sử dụng cần lưu ý, Dichlorophene không sử dụng cho các vật nuôi đang có chửa và hạn chế việc sử dụng liều cao vì có thể gây ra tình trạng nôn mửa và tiêu chảy.

* Thuốc trị sán lá gan của loài nhai lại

– Bithionol

Bithionol là thuốc được sử dụng trên động vật nhai lại với tác dụng điều trị sán (sán dây, sán lá 2 giác. Ngoài ra còn có tác dụng diệt khuẩn do đó thường xuyên được sử dụng với mục đích sát trùng, khử trùng cục bộ. Trong quá trình sử dụng cần lưu ý không sử dụng thuốc cho vật nuôi trong các trường hợp sau:

  • Vật nuôi có chửa tháng cuối
  • Vật nuôi suy dinh dưỡng, gầy còm, viêm đường tiêu hóa mãn tính
  • Ngày vật nuôi có ăn khô dầu và phơi nắng.

– Diamphenetic

Là thuốc có tác dụng với các dạng sán trưởng thành, đã thành thục (khoảng >7 tuần tuổi). dạng sán non sẽ có hiệu quả tác dụng kém hơn. Chức năng của gan có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh sán lá gan trên động vật. Đối với các loài nhai lại, diamphenetic có tác dụng trị các loại sán như sán lá gan và sán lã mũi.

– Tetrechlorua carbone- CCL4

Thuốc chỉ có tác dụng tẩy sán lá gan cho các loài động vật nhai lại như trâu, bò, dê, cừu và gần như không có hiệu quả cho các loài động vật khác. Trong quá trình sử dụng để tẩy giun sán cho gia súc cần lưu ý không cho ăn nhiều chất béo, protein vì có thể làm cho gia súc dễ bị ngộ độc, việc sử dụng thêm CaCo3 trước khi tẩy 1 tuần có thể đề phòng ngộ độc cho vật nuôi. Và đặc biệt lưu ý, hạn chế sử dụng cho những gia súc gầy yếu, suy dinh dưỡng, bệnh về gan, viêm ruột mãn tính vì dễ gây trúng độc.

– Một số thuốc khác

  • Hexachlorphenum chỉ có tác dụng với dạng sán trưởng thành, ít có tác dụng với sán non. Ngoài ra còn tác dụng với ấu trùng của sán dây ở cừu.
  • Dertril thường tác dụng tốt trên sán trưởng thành và hiệu quả kém hơn trên sán non, nếu muốn tăng hiệu quả điều trị cần phải tăng liều. 
  • Bromephenophos dùng trị bệnh sán lá gan Faciola hepatica và Faciolo gigantica của loài nhai lại. Cần lưu ý không sử dụng thuốc này cho cừu cái trước khi đẻ 15 ngày.
  • Clorsulon được sử dụng trong điều trị sán lá gan của loài nhai lại, và tác dụng tốt trên các loài sán đã trưởng thành.

* Thuốc trị giun tròn

– Piperazin và các dẫn xuất của nó

Thuốc có tác dụng diệt giun tròn rất tốt, có khả năng tác dụng trên cả dạng trưởng thành và chưa thành thục. Tuy nhiên thuốc không giết chết giun mà chỉ có tác dụng ức chế (có hồi phục) làm liệt các cơ bản của giun. Do đó giun không bám vào niêm mạc ruột, kèm theo nhu động ruột tăng, chúng bị tống ra ngoài khi còn sống. Vì vậy sau khi tẩy phải thu gom phân, giết chúng và tẩy rửa chuồng trại.

– Dietylcarbamyl

Đây là hoạt chất có tác dụng với loài giun đũa của chó và mèo, với động vật nhai lại như bò, trâu, dê, bê thì có tác dụng với giun phổi Dictycaulus. Với chó mèo thì có tác dụng tốt với loài dirofilaria ký sinh ở tổ chức liên kết dưới da xoang bụng, trong tim và các ấu trùng Microfilaria di hành trong máu.

– Hygromycine B

Được sử dụng tròng điều trị các loài giun tròn ký sinh trong ống thực quản của động vật có vú và loài chim. Trong cơ thể vật nuôi, thuốc chỉ có tác dụng ức chế sự sinh sản của giun trường thành, giun không không có khả năng đẻ trứng. Khi dùng lâu dài sẽ có tác dụng trị giun trưởng thành. Bên cạnh đó Hygromycine cũng có tác dụng như một kháng sinh tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

* Thuốc trị ký sinh trùng đa giá – Imidazole

– Nhóm benzimidazol

Với tác dụng hiệu quả trên cả 3 dạng trưởng thành, ấu trùng và trứng của loài giun tròn. Một số hoạt chất trong nhóm thường được sử dụng như:

  • Mebendazole: Một hoạt chất có phổ trị ký sinh trùng rất rộng. Có thể sử dụng trong điều trị giun tròn ở dạ dày, ruột non trên các loài nhai lại như trâu, bò, dê cừu. Thuốc được sử dụng trong điều trị ký sinh trùng của lợn (giun tròn, giun đũa), ký sinh trùng của ngựa (giun lươn, giun đũa), ký sinh trùng trên động vật ăn thịt như chó, mèo (giun tròn, giun đũa, giun tóc, giun móc,…) và cả ký sinh trùng trên các loài gia cầm (giun đũa, bệnh sán dây).

  • Albendazole có tác dụng trị ký sinh trùng cho vật nuôi, ưu tiên trị giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa, đường hô hấp của loài nhai lại (trâu, bò, dê, cừu). Đồng thời thuốc cũng có tác dụng tốt với sán dây, sán lá gan. Trong quá trình sử dụng cần lưu ý, albendazole sẽ để lại tồn dư trong nhiều ngày (khoảng 10 ngày), vì vậy với các loài động vật được sử dụng albendazole, không được giết thịt trước 14 ngày. 
  • Thiabendazol với phổ tác dụng khá rộng, thuốc được sử dụng tròng điều trị bệnh ký sinh trùng cho vật nuôi giống như Oxyfendazol, Mebendazol. Tuy nhiên thuốc ưu tiên trị giun bao cho gia súc và người.

– Nhóm proimidazol

  • Febantel là hoạt chất thuộc nhóm này có tác dụng trị ký sinh trùng trên các loài nhai lại như ký sinh trùng đường tiêu hóa, ký sinh trùng đường hô hấp,ký sinh trùng của ngựa (giun tròn ở phổi, giun kim, giun đũa, giun xoắn ở đường tiêu hóa). Trong quá trình sử dụng cần lưu ý về thời gian tồn lưu của thuốc có thể kéo dài đến 8 ngày (thịt), 2 ngày (sữa).
  • Neotobimin được sử dụng trong điều trị các loại giun tròn ký sinh ở dạ dày, phổi, thận,.. kể cả ấu trùng của chúng và sán lá. Cần lưu ý không sử dụng Neotobimin cho bê, nghé 7 tuần tuổi và cừu ở 5 tuần tuổi đầu tiên.
  • Oxfendazole là hoạt chất có tác dụng trên các loài nhai lại với các bệnh lý liên quan đến giun lươn dạ dày- ruột, bệnh giun lươn đường hô hấp, bệnh giun đũa ở bê, nghé, bệnh sán dây ở cừu, bệnh giun lươn đường tiêu hóa ở lợn hay bệnh giun đường sinh dục, giun đũa ở gia cầm,….

– Imidazothiazil

  • Levanmisole được sử dụng trong điều trị ký sinh trùng đa giá, tác dụng trên cả các dạng trưởng thành, ấu trùng của lớp giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa. Đặc biệt hiệu quả với giun kim ký sinh trong tim động vật (trâu, bò,…)

– Nhóm Macrolid

  • Ivermectine là hoạt chất được sử dụng trong điều trị vs tất cả các dạng giun tròn ký sinh ở các thời kỳ phát triển khác nhau: trưởng thành, và các dạng biến thái khác của ấu trùng. Tuy nhiên về hiệu quả điều trị, thuốc có tác dụng nhanh hay chậm, dài hay ngắn còn phụ thuộc vào dạng bào chế, đường đưa thuốc cũng như mục đích dùng thuốc.

Một số hoạt chất khác thuộc nhóm Macrolid có thể kể đến như: Milbenmycin D, Moxidectin, Milbenmycin oxime, Abamectin, Moxidectin, Milbenmycin oxim, Doracectin – dectomax.

* Thuốc chống cầu trùng

Một số nhóm thuốc chống cầu trùng hiện đang được được lưu hành và sử dụng trên thị trường như:

  • Nhóm benzeneacetonitriles: Bao gồm các thuốc có tác dụng trị cầu trùng cho động vật nuôi như đại gia súc, tiểu gia súc và cả gia cầm. Các thuốc hiện đang được sử dụng bao gồm: Diclazuril là hoạt chất có hiệu lực cao đối với cầu trùng của gà tây, gia cầm và thỏ. Clazuril được sử dụng trong trị cầu trùng loại E.labeana và E.columbarum của bồ câu.
  • Nhóm Benzyl purines bao gồm thuốc hay dùng arpinocid có tác dụng chống cầu trùng của gà tay và các loại gia cầm rất tốt. 
  • Nhóm carbanilides gồm thuốc nicarrbazil được sử dụng trong phòng bệnh tốt hơn trị bệnh vì cầu trùng kháng lại rất chậm
  • Nhóm Guanidines gồm hoạt chất Robenidin được sử dụng cho các loài động vật như gà thịt, gà tây, thỏ.
  • Nhóm Dinitrobenzamides được sử dụng trong điều trị cầu trùng cho gà thịt, gà đẻ trứng.

* Thuốc chống ký sinh trùng đường máu

– Naganium

Có tác dụng phòng và điều trị bệnh tiên mao trùng cho súc vật nuôi. Tuy nhiên khi sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ như trong quá trình tiêm có thể thân nhiệt tăng, mạnh nhanh, co mạch ngoại vi, huyết áp tăng và nhiều tác dụng phụ khác sau khi tiêm như phù mí mắt, miệng, bộ phận sinh dục do co mạch ngoại vi.

– Rivanolum 

Là hoạt chất được sử dụng với tác dụng chống vi khuẩn khá mạnh như xảy ra chậm. Thuốc vừa có tác dụng sát trùng bên ngoài, vừa có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục, vết thương có mủ: viêm tử cung, viêm bàng quang,…. đồng thời phòng và trị bệnh ký sinh trùng đường máu.

– Một số hoạt chất khác

Một số hoạt chất khác trong nhóm thuốc chống ký sinh trùng đường máu bạn có thể quan tâm như: Trypaflavinum, Trypanum coerulum, Haemosporidium, Antrycid, Berenil

Như vậy, thông tin đầy đủ nhất về các hoạt chất được sử dụng trong điều trị nội ký sinh trùng cho động vật đã được Việt Anh Viavet liệt kê đầy đủ tại tài biết trên. Hy vọng sẽ đem lại các thông tin hữu ích cho bà con. Tại Việt Anh Viavet hiện nay cũng có một số sản phẩm sử dụng điều trị ký sinh trùng cho vật nuôi, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại Danh mục sản phẩm.

Tài liệu tham khảo:

Giáo trình dược thú y – Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội

VIAVET THÔNG BÁO THAY ĐỔI NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI
VIAVET THÔNG BÁO THAY ĐỔI NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI

Thương hiệu VIAVET thuộc công ty cổ phần đầu tư liên doanh Việt Anh – VIET ANH GROUP xin cảm ơn Quý khách hàng, đại lý đã tín nhiệm và sử dụng sản phẩm của công ty trong suốt thời gian vừa qua. Suốt hành trình hơn 22 năm xây dựng và phát triển, thương […]

Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Minh Hoan tham quan gian hàng VIET ANH GROUP tại VietShrimp 2024
Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Minh Hoan tham quan gian hàng VIET ANH GROUP tại VietShrimp 2024

Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 – VietShrimp 2024 diễn ra từ ngày 20-22/03/2024 tại tỉnh Cà Mau, với chủ đề “Đồng hành cùng người nuôi tôm” đã khép lại. VIET ANH GROUP vinh dự là nhà tài trợ vàng và tạo được dấu […]

VIET ANH GROUP tham gia Triển lãm quốc tế Vietshrimp – 2024 tại TP.Cà Mau
VIET ANH GROUP tham gia Triển lãm quốc tế Vietshrimp – 2024 tại TP.Cà Mau

Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam – VietShrimp 2024 được tổ chức lần thứ năm tại Cà Mau diễn ra từ ngày 20 – 23/03/2024 Với quy mô 250 gian hàng trong và ngoài nước, cùng mục tiêu “Đồng hành cùng người nuôi tôm” VietShrimp 2024 sẽ giúp bà con chăn […]

VIET ANH GROUP hướng đến phát triển xanh bền vững cùng người nuôi tôm
VIET ANH GROUP hướng đến phát triển xanh bền vững cùng người nuôi tôm

Tham gia Vietshrimp 2024 với tư cách là nhà tài trợ Vàng, VIET ANH GROUP đem đến 2 thương hiệu gồm thuốc thuỷ sản VAQ và Men vi sinh VIAProtic, với mục tiêu hướng đến phát triển xanh bền vững cùng người nuôi tôm.   Với tư cách là nhà tài trợ Vàng, đại diện […]

VIET ANH GROUP – Thương hiệu thuốc thú y VIAVET chào mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3
VIET ANH GROUP – Thương hiệu thuốc thú y VIAVET chào mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

Hòa chung không khí kỷ niệm ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, VIET ANH GROUP – Thương hiệu thuốc thú y VIAVET đã gửi lời tri ân sâu sắc cùng với những món quà đầy ý nghĩa, trao đến tất cả các chị em phụ nữ là CBCNV của công ty. Buổi tiệc chào mừng […]