Bệnh dịch ở lợn là loại bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm do virus ở lợn. Người ta gọi đây là loại bệnh nguy hiểm vì có khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ lợn ốm, chết trong vùng dịch cao, lọn ở mọi lứa tuổi đều có thể bị cảm nhiễm. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về dịch bệnh này các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vietanhviavet.
Nguyên nhân và cách lây lan bệnh dịch tả lợn
Bệnh dịch tả lợn do chủng virus thuộc Pestivirus, của họ Flavoviridae gây ra, đây là loại ARN virus. Virus có sức đề kháng cao, có thể sống nhiều năm trong thịt ướp đông, 6 tháng trong thịt ướp muối và hun khói; trong nước và nền chuồng hàng tháng.
Loại bệnh dịch ở lợn này lây lan và truyền trực tiếp hầu hết thông qua đường ăn uống hoặc đường hô hấp phía trên từ con ốm sang con khoẻ mạnh. Sau đó virus sẽ đi vào thực bào rồi đến các hạch lympho như ở amidan, cổ họng… lại tăng sinh nhanh chóng. Sau 24 giờ, virus thâm nhập vào máu rồi đến các hạch nội mạc mạch máu. Sau 3 – 4 ngày virus tới các cơ quan nhu mô và chúng tiếp tục tăng sinh và nhiễm huyết lần hai ở ngày thứ 5 – 6.
Với những con lợn đang mang thai, virus gây bệnh dịch tả xâm nhập vào nhau thai và tấn công bào thai làm sẩy thai, đẻ non hay chết lưu. Thậm chí có thể sinh ra lợn con mang virus máu và không sản xuất được kháng thể.
Đặc biệt, virus có thể lây lan nhanh chóng qua nước tiểu, dịch mũi, rơm rạ, nước mắt, qua nước rửa thịt và lòng lợn ốm chết ở ao. Kể cả những con vật như bọ, mèo, chim, chuột, con người, xe cộ, dụng cụ chăn nuôi đều có thể trở thành vật truyền nhiễm bệnh dịch ở lợn này.
Xem thêm: Công ty thuốc thú y uy tín và chất lượng bạn nên biết
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh dịch tả lợn cổ điển
Theo đó, thời gian để bệnh dịch ở lợn ủ bệnh là từ 4 đến 8 ngày, và có thể thấy qua 3 thể phổ biến nhất. Cụ thể đó là Quá cấp, cấp tính và mạn tính.
Thể quá cấp
- Lợn ở trong giai đoạn này có thể chết trong vòng 3-7 ngày. Thể này hay thấy ở những chú lợn con.
- Nhiều trường hợp, lợn con bị chết mà không có bất kỳ triệu chứng gì.
- Bệnh phát đột ngột, sốt cao 41-43 °C, da đầu và dưới cổ có nhiều vết phồng đỏ, sau chuyển màu tím.
- Bệnh tiến triển 1-2 ngày, lợn con sẽ nhanh chóng bị ra máu rồi chết.
Thể cấp tính
- Lợn bệnh trở lên mệt mỏi, nằm chồng đè lên nhau, biếng ăn hoặc chán ngủ và sốt cao 41-42 °C.
- Triệu chứng tiếp theo có thể gặp là lợn viêm kết mạc, mắt đỏ
- Xuất huyết dưới da trông như đinh ghim, nổi từng mảng đỏ, sau đó tím bầm trở lại, đặc biệt ở các vùng da mặt, mắt và môi.
- Mắt có các đốm màu xám hay nâu-đen.
- Phân lúc đầu táo bón, tuy nhiên, khi nhiệt độ cơ thể hạ 38-39 °C thì phân loãng và có mùi tanh nồng hơn.
- Nhiều trường hợp lợn nôn mửa.
- Lợn thở mạnh, nhanh và có thể tử vong vì khó thở.
- Khi lợn mất thăng bằng thì đi đứng loạng choạng, ngã quỵ rồi lên cơn co giật hoặc bại liệt hai chân sau (thể thần kinh).
- Viêm xoang mũi gây chảy nước mũi và có khi loét quanh vành tai.
- Lợn gầy, ốm yếu, còi cọc, tai sưng to hoặc lở loét.
- Nái chửa có thể sảy thai, tử lưu thai hoặc lợn con đẻ ra yếu ớt, dị dạng.
Thể mạn tính
- Thường xuất hiện đối với những con lợn ở độ tuổi 2-3 tháng và bệnh kéo dài từ 30-90 ngày. Lúc đầu lợn ỉa táo như phân thỏ sau đó hoá cần câu.
- Các vết xuất huyết ở miệng, mắt, mũi và hậu môn chuyển từ màu đỏ thành màu tím, sau đó da lợn bong ra từng mảng như vảy.
- Bệnh mạn tính làm cho lợn chán ăn hay ăn uống thất thường, lợn thường sẽ rúc mình trong các hang, độn chuồng và đi đứng loạng choạng.
- Khi bệnh dịch tả kết hợp với bệnh phó thương hàn, đóng dấu hoặc kháng sinh làm cho bệnh càng trở nặng.
Cách phòng và trị bệnh dịch ở lợn hiệu quả nhất
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu loại bệnh dịch ở lợn này nên phương pháp điều trị tốt nhất là sử dụng vaccine. Tuy nhiên giá thành đối với loại vaccine phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển này tương đối cao không thích hợp với mục đích kinh tế. Thế nên, phòng bệnh dịch tả lợn được xem là giải pháp tốt nhất mà bạn cần phải thực hiện.
- Tiêm vaccine dịch tả nhược độc cho lợn. Nếu ở vùng đang có dịch thì lợn con được tiêm vaccine mũi đầu lúc 3 tuần tuổi và sau đó tiêm nhắc lại khi 65 ngày tuổi.
- Tiêm vaccine cho nái hậu bị 1-2 tháng trước khi tiến hành phối giống cho đàn lợn. Nái trứng, tiêm sau đẻ con hay trước phối giống. Nái phối giống tiêm 2 lần/năm.
- Đảm bảo vệ sinh dịch tễ cũng như an toàn sinh học hàng đầu.
- Khi một con lợn trong đàn bị ốm thì cần phải xử lý nhanh chóng, tách bầy, không sử dụng chung nguồn nước. Khi phát hiện ổ dịch thì phải bảo vây, tất cả những con lợn bị bệnh cần phải được tiêu hủy nhanh chóng.
- Thực hiện tốt quy định phòng chống dịch bệnh ở lợn, kiểm soát sát sinh, vận chuyển.
Xem thêm: Sản phẩm của VIETANHVIAVET
Kết luận
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin về bệnh dịch ở lợn được nhiều người quan tâm hiện nay. Nếu qua bài viết bạn vẫn còn những thắc mắc cần giải đáp. vui lòng liên hệ với Vietanhviavet thông qua hotline để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.