26
02/2023

Tổng quan chi tiết về các loại thuốc trị gà bệnh chất lượng, hiệu quả

Gà là vật nuôi quen thuộc với mỗi người nông dân. Tuy nhiên không thể tránh khỏi quá trình nuôi gà gặp phải những bệnh không đáng có. Trong bài viết này, hãy cùng Việt Anh Viavet tìm hiểu về những loại thuốc trị gà bệnh chất lượng nhé.

Một số loại bệnh thường gặp ở gà và cách chữa trị

Bệnh đậu gà

Đậu gà là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh có đặc điểm là tại các vùng da không có lông sẽ hình thành những nốt đậu. Thông thường, gà bị bệnh này sẽ ăn uống kém, dẫn đến sinh ra các bệnh khác khiến bệnh nặng hơn, thậm chí là chết. 

Thuốc chữa bệnh đậu gà:

AZ GENTA- TYLOSIN là loại thuốc dùng để đặc trị bệnh đậu gà. Chỉ cần trộn lẫn với thức ăn hoặc pha vào với nước, sử dụng trong khoảng 3 đến 5 ngày.

Đối với gia cầm, bạn dùng khoảng 100g/ ngày/ 300- 500kg, hoặc có thể pha 100g/ 50 lít nước hay 100g/ 50kg thức ăn.

AMPI- COLI extra: tương tự như loại thuốc ở trên, hãy pha lẫn vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn và cũng dùng trong khoảng từ 3 đến 5 ngày.

Liều lượng sử dụng chính xác với gia cầm là 1g/10kg TT/ngày hoặc 5g/10 lít nước uống.

Trong trường hợp, các các vết mụn quá nặng thì có thể sử dụng Damong spray để đặc trị. Hãy phun dung dịch này lên bề mặt vết thương 1 lần 1 ngày trong 3 ngày liên tiếp. Lưu ý quá trình phun cần giữ lò xịt cách bề mặt vết thương khoảng từ 15 đến 20cm nhé.

Ngoài ra, trong giai đoạn điều trị bệnh cho gà, bà con cần bổ sung nhiều thức ăn mềm cho gà để gà không bị đau đớn cũng như không làm loét thêm các vết đậu. Đồng thời cần kết hợp thêm cả các chất dinh dưỡng và các loại vitamin như vitamin A, C cho cả đàn gà cả trong và sau khi gà phát bệnh.

Bệnh đậu gà

Gà bị mốc

Bệnh gà bị mốc là bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu cho gà, làm chúng ngủ không ngon. Có nhiều con gà bị mốc rất nặng vào tận chân lông làm lông bị rụng hoặc dẫn đến thay lông sớm.

Một số loại thuốc điều trị bệnh gà bị mốc

Clotrimazole

Loại thuốc này là thuốc bôi dùng cho người và dùng được cho cả gà. Chúng giúp làm ức chế và ngăn chặn các vi khuẩn nấm mốc trên da phát triển. Thuốc bôi ở dạng kem mềm nên dễ dàng thấm sâu vào các khu vực da bị nấm và giúp nhanh khỏi hơn. Có thể sử dụng từ 2 đến 3 lần 1 ngày và bôi 2 lần vào sáng và tối.

Korcin

Loại thuốc này không chỉ điều bệnh gà bị mốc mà còn hỗ trợ điều trị các loại bệnh khác như viêm nang lông gà. Sản phẩm này được sản xuất trong nước nên khách hàng có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm. Trước khi bôi thuốc, hãy rửa sạch rồi để khô vết mốc. Bôi vào vị trí mốc vài lần một ngày và tiếp tục theo dõi từ 3 đến 5 ngày.

Xem thêm: Thuốc bột kháng sinh uống, trộn thức ăn

Gà bị bệnh đường ruột

Bệnh đường ruột ở gà là một trong những loại bệnh thường gặp và xảy ra rất phổ biến, nó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của đàn gà. Do đó, người chăn nuôi cần hiểu rõ một số các triệu chứng của bệnh cũng như các loại thuốc giúp hỗ trợ, điều trị và ngăn chặn bệnh đường ruột ở gà.

Các loại thuốc trị bệnh đường ruột ở gà: 

Thuốc TETRAMAX 50S

Loại thuốc này có công dụng như sau: 

Đối với gia cầm như gà tây, ngỗng, gà đẻ, cút, gà thịt: sản phẩm giúp phòng và điều trị các bệnh liên quan đến ruột như viêm ruột tiêu chuẩn do vi khuẩn, mào thâm. stress, tụ huyết trùng, cảm cúm, khò khè, CRD,…

Đối với heo, bê, cừu con, dê và nghé: sẽ giúp làm giảm các bệnh suyễn, viêm phổi do Haemophilus, APP, stress, viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn. Ngoài ra còn điều trị các bệnh như viêm vú, viêm tử cung, ký sinh trùng máu do Eperythrozoon hay các bệnh như đau mắt đỏ, xạ khuẩn trên bê.

Bên cạnh đó, loại thuốc này còn được sử dụng để giúp kích thích tăng trọng và làm tăng hiệu quả trong việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi gia súc ăn thịt.

Thuốc CHLORACIN 50S

Đối với gà, vịt, ngan, cút thì sản phẩm được sử dụng với mục đích để đặc trị các bệnh như viêm đường ruột do E.coli, viêm rốn, nhiễm khuẩn huyết, CRD, bạch lỵ, Coryza, thương hàn.

PHÒNG TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP, TIÊU HÓA

* THÀNH PHẦN Trong 1 kg chứa:
Chlortetracyclin HCI……………………………………………500 g
Tá dược vđ………………………………………………………….1 kg

* CÔNG DỤNG
– Gà, vịt, ngan, cút: Đặc trị các bệnh nhiễm khuẩn huyết, bại huyết ở vịt, viêm rốn, tụ huyết trùng, viêm ruột do E.coli, bạch lỵ, thương hàn, Coryza, CRD. Điều trị bội nhiễm trong các bệnh do virus, cầu trùng, Stress…
– Heo: Đặc trị các bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm, suyễn, viêm phổi dính sườn (APP), Glasser (viêm đa xoang), tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử, co thắt ruột, nhiễm khuẩn E.coli, Salmonella, liên cầu khuẩn, bệnh nghệ. Phòng trị nhiễm khuẩn thứ phát trong bệnh do virus.
– Bê, nghé, cừu, dê, thỏ: Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, nhiễm khuẩn huyết, phó thương hàn, tụ huyết trùng, viêm rốn.

* CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG
Hoà vào nước uống hoặc trộn thức ăn.
– Gà, vịt, ngan, cút, thỏ:……………………….1g/12,5kgTT, tương ứng 1g/2,5 lít nước uống hoặc 2g/2.5kgTĂ.
– Bê, nghé, dê, cừu con:……………………….1,2 – 2,4g/50kgTT/lần, 2 lần/ngày.
– Trâu, bò, dê, cừu, heo:……………………….1 – 2g/100kgTT/lần, 2 lần/ngày
Phòng bệnh dùng ngày 1 lần trong 3-5 ngày.

Điều trị dùng ngày 2 lần trong 5-10 ngày.

* THỜI GIAN NGỪNG THUỐC

Khai thác thịt: 01 ngày.

* BẢO QUẢN

Nơi khô, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh nắng.

* QUY CÁCH: 1 kg

15

Bệnh nấm phổi ở gà

Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở nhiều đàn gà con với tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh đặc trưng bởi sự hình thành các u nấm màu vàng xám trên thành phổi và các túi khí.

Thuốc đặc trị bệnh nấm phổi ở gà:

Không được dùng kháng sinh có nguồn gốc từ các loại nấm. 

Thuốc AZ. NEO- NYS là loại thuốc chất lượng dùng để đặc trị bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra như nấm phổi, nấm diều, nấm phủ tạng, nấm ruột. 

Bệnh nấm phổi và nấm phủ tạng sẽ khiến gia cầm gầy đi nhanh chóng, khó thở, hay khát nước, tiêu chuẩn ra phân trắng, phân xanh, ngáp vươn cổ đớp không khí dẫn đến chết hàng loạt. Khi mổ phổi ra phát hiện ra túi khí, có nhiều nấm bám dính thành từng cục.

Ngoài ra, cũng cần tăng cường và bổ sung thêm vitamin A cho gà trong quá trình điều trị.

Gà bị sưng mắt

Trên thực tế, gà bị sưng mắt có rất nhiều triệu chứng với những nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, người chăn nuôi gia cầm cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe và có biện pháp điều trị, phòng ngừa kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng từ sưng mắt đến mù lòa và tử vong. 

Nếu gà con bị sưng mắt, hãy dùng Florfenicol cùng với oxytetracycline/ doxycycline/ gentamicin. Làm theo hướng dẫn là sử dụng 1/2 liều. 

Nếu đầu gà bị phù ra và mắt gà bị sưng lên, đó có thể là bệnh Coryza. Gà cũng có thể bị viêm kết mạc có kén khi mắc bệnh này. Người chăn nuôi có thể sử dụng các loại thuốc như Gentatino/Tylosin/Tiamulin/Tilmicosin/Doxy 50/Doxy 75 kết hợp cùng 10 đến 20% Enroflox/Enrocin cho gà dùng trong 5 đến 7 ngày.

Ngoài ra, nên cho gà dùng thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi gentamicin 2 lần/ ngày trong vòng từ 3 đến 5 ngày.

Chuồng nuôi gia cầm không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến gà bị sưng mắt. Khi đó, người chăn nuôi nên:

Kiểm tra thường xuyên và thay thế chất độn chuồng nếu ướt hoặc có mùi.

Phun thuốc khử trùng tại khu vực nuôi gà để tiêu diệt các mầm bệnh có thể phát triển. 

Nên nuôi với mật độ thích hợp để đảm bảo thông thoáng.

Bổ sung cho gà Vitamin ADE, Premix khoáng, Multibit C cũng như giải độc gan thận trong 10-15 ngày. 

Gà bị sưng mắt

Dùng gentamicin và ivermectil nhỏ mắt cho gà bị sưng đau mắt liên tục 5 – 7 ngày theo hướng dẫn trên bao bì.

Trộn Doxy 50 và Enroflox 20% vào thức ăn cho gà trong 5-7 ngày.

Xem thêm: 3 loại thuốc thú y kháng viêm giảm đau được nhiều bà con tin dùng

Tạm kết

Trên đây là những loại thuốc trị gà bệnh vô cùng hiệu quả và chất lượng. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH

  • Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Liên Phương, Xã Liên Phương, Huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 024 3376 5468 – 024 3376 5466
  • Email: contact@vietanhviavet.com – vietanhviavet@gmail.com

CHI NHÁNH MIỀN NAM

  • Địa chỉ: Số 12, Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai, Việt Nam
backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger