25
04/2023

Những Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh Lở Mồm Lông Móng Ở Bò

Ngày nay, bệnh Lở Mồm Lông Móng được các tổ chức thú y thế giới OIE (World Organisation for Animal Health) coi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm nhất đối với các loài gia súc đặc biệt là ở bò. Sự nguy hiểm của bệnh Long Móng Lở Mồm là do khả năng dễ lan rộng và phát tán rất nhanh nên nếu không có những biện pháp phòng tránh hợp lý sẽ gây nguy hiểm cho đàn gia súc nhà bạn.

Chính vì vậy, trong bài viết này hãy cùng Vietanhviavet tìm hiểu về những nguyên nhân và cách phòng bệnh Lở Mồm Lông Móng ở Bò nhé.

Nguyên nhân gây ra bệnh Lở Mồm Lông Móng ở Bò

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Lở Mồm Lông Móng (LMLM) những chủ yếu bệnh này được gây ra bởi 1 trong 7 loại Virus: Type A,O,C, Asia 1, Asia 2, SAT1, SAT 2, SAT 3, với gần 70 phân type. 

Ở Việt Nam, chủ yếu thường phát hiện bởi 3 loại Type A,O và Asia1. Bệnh LMLM sẽ lây lan qua tiếp xúc giữa động vật khỏe và động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, không khí, nước uống và chất thải,… Ngoài ra, bệnh này cũng có khả năng lây lan từ vùng này sang vùng khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác hay là từ nước này sang nước khác theo đường vẫn chuyển động vật. Những con động vật hay mắc những bệnh này có móng guốc chẵn như trâu, bò, lợn, dê, nai,…

Theo tổ chức thú thế giới (OIE), đây chính bệnh dịch xếp đầu tiên trong bảng A ( gồm các bệnh truyền nhiễm nhất cho động vật chăn nuôi và các sản phẩm từ động vật).

Nguyên nhân gây ra bệnh Lở Mồm Lông Móng ở Bò

Xem thêm: các bệnh và cách điều trị ở trâu bò

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh Lở Mồm Lông Móng ở bò thường trong khoảng từ 2-7 ngày. Trâu, bò có triệu chứng như:

  • Sốt cao lên đến 41-42 độ C liên tục trong 2-3 ngày và có hiện tượng chảy nước mắt nước mũi khi bị sốt.
  • Nước dãi màu trắng như bọt xà phòng, chảy liên tục thành từng sợi.
  • Cá niêm mạc mũi miệng, lợi, răng, trên mặt lưỡi hình thành các đám mụn đỏ, sau mọng nước rồi vỡ ra gây ra lở loét, để lại các vết sẹo màu như vàng đỏ , xám,… làm cho súc vật đau đớn, khó ăn uống.
  • Bên cạnh đó, quanh các móng chân mọc mụn loét giống như ở miệng, vỡ loét ra gây nhiễm trùng làm cho gia súc đi lại khó khăn và gần như chỉ nằm một chỗ.
  • Một số trường hợp khác ở bò có biến chứng viêm ruột, ỉa chảy và phân có máu và chết nhanh.
  • Đặc biệt, Bò trường thành bị bệnh sẽ chết với tỷ lệ 3–5%.

bien phap phong va dieu tri benh lo mom long mong benh lo mom long mong 1 2

Làm thế nào để phòng bệnh Lở Mồm Lông Móng ở Bò

Khi chưa có dịch: tổ chức tiêm vác xin phòng bệnh LMLM cho đàn bò ở những ổ dịch cũ và vùng có nguy cơ phát dịch cao theo định kỳ 12 tháng/lần. Mỗi lần tiêm, Trâu, bò phải tiêm đủ 2 mũi, mũi đầu cách mũi thứ 2 từ 4 – 6 tuần tuổi. 

Cách sử dụng vác xin ở Bò: 

  • Nếu trâu bò có miễn dịch từ mẹ thì tiêm mũi đầu vào lúc 3-4 tháng tuổi; và mũi thứ 2 vào 4-6 tháng sau khi tiêm lần 1.
  • Liều tiêm: 2ml/ bò. Miễn dịch có thể kéo dài 12 tháng.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại để nâng cao sức đề kháng với bệnh, định kỳ 2 tuần/ lần.

Nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn bò để nâng cao sức đề kháng với bệnh, luôn đảm bảo trâu bò được cung cấp đủ dinh dưỡng va đủ nguồn nước sạch. Cuối cùng là kiểm tả dịch nghiêm ngặt khi phải xuâths nhập trâu bò. 

Nguyên nhân gây ra bệnh Lở Mồm Lông Móng ở Bò

Xem thêm: Top thuốc trợ sức trợ lực đáng tiền trong chăn nuôi

Cách điều trị bệnh Long Móng Lở Mồm

Vi rút LMLM này dễ bị bởi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao ( như nước đun 100 độ C), các chất có độ toan cao như quả khế chua (PH 3) và các kiềm mạnh như xút (PH 9) và vi rút có thể sống nhiều ngày trong chất thải hữu cơ ở chuồng nuôi, các chất có độ kiềm nhẹ ( pH 7,2 – 7,8) trong thịt ướt đông vi rút có thể sống trong nhiều tháng.

Đến nay, bệnh LMLM chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, chỉ có thuốc chữa triệu chứng. Chữa triệu chứng nhằm làm cho vết thương nhanh chóng lành thành sẹo và không gây ra các biến chứng nguy hiểm làm chết gia súc.

  •  Bước 1: Chữa mụn loét: Rửa mụn loét bằng nước muối ấm. Có thể dùng một trong các chất như: DERMA-SPRAY, HAN-IODINE 10%, DERMA-AEROSOL  hoặc dùng thuốc mỡ Tetracilin, Penicilin bôi vào vết thương.
  •  Bước 2: Tiêm kháng viêm, giảm đau và phòng ghép bệnh kế phát: Dùng một trong các phác đồ sau:

+ DICLOFENAC (1ml/10kg thể trọng) + HAN CLAMOX (1ml/10kg thể trọng)

+ VIA IODINE + VIA GENTAMOX (1ml/10kg thể trọng)

+ BIO DICLOFENAC (1ml/10kg thể trọng) 

Tiêm liên tục từ 3- 5 ngày

VIA IODINE

  •  Bước 3: Chăm sóc cho gia súc, đảm bảo giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ, lót chuồng dày cho gia súc nằm, cho ăn cỏ tươi, cỏ mền; bổ sung Vitamin, điện giải cho gia súc khi bị bệnh nặng. 

Trên đây là toàn bộ những những nguyên nhân và cách phòng bệnh Lở Mồm Lông Móng ở Bò. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có những biện pháp phòng bệnh LMLM hợp lý cho đàn gia súc của mình.

Xem thêm: Lở mồm long móng – Wikipedia tiếng Việt

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger