8
03/2023

Vai trò của từng loại vitamin thú y mà nhà chăn nuôi cần biết

Vitamin là hợp chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất và quá trình trao đổi chất trong cơ thể vật nuôi. Trong quá trình đồng hóa, dị hóa vitamin còn tham gia vào cấu trúc của các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa, tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng, sinh sản cũng như tính kháng bệnh của gia cầm.

Một vài vitamin có thể được tổng hợp trong ruột nhưng số lượng này lại không nhiều. Lúc này bạn cần bổ sung vitamin thú y vào thức ăn hoặc nước. Nếu như bạn vẫn chưa biết nên mua vitamin ở đâu mới đảm bảo thì nhất định phải ghé ngay Vietanhviavet.

Tác dụng của vitamin thú y trong ngành chăn nuôi

Vitamin A

Trong việc điều hòa trao đổi protein, lipid, glucid,…Vitamin A đóng một vai trò quan trọng, nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của tuyến giáp trạng, vỏ tuyến thượng thận, tế bào biểu mô, nó tham gia vào quá trình tạo Rhodopsin của thị giác.

Đối với gà con thì vitamin thú y là vô cùng cần thiết vì nếu thiếu nó gà con sẽ chậm lớn, còi cọc, mắt bị sừng hóa và viêm niêm mạc, thanh khí quản bị sừng hóa dẫn đến các bệnh hô hấp, cầu trùng, nhiễm trùng và có tỷ lệ chết rất cao.

Tuy nhiên khi bổ sung vitamin A cho gia cầm bạn nên lưu ý là không được vượt quá giới hạn cho phép, việc thừa vitamin A gây nguy hiểm cho gia cầm: da đóng vảy, xù xì, khi va chạm sẽ bị kích động mạnh và nhạy cảm, mất kiểm soát, nước tiểu và phân có máu,…

Nhu cầu vitamin A ở gia cầm sẽ được tính theo tuổi và sức sản xuất của chúng. Thông thường thì 1kg thức ăn đối với gia cầm non, đang sinh trưởng nhanh cần khoảng 12000-15000 IU và 10000-12000 IU đối với gà đẻ trứng.

Xem thêm: Hiệu quả của thuốc Canxi -Vitamin B12 trong ngành thú y bạn chưa biết

Vitamin C

Vitamin C là hợp chất cần thiết trong quá trình hô hấp tế bào, tăng cường các phản ứng oxi hóa khử, tăng cường khả năng tạo huyết sắc tố, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, kích thích tổ chức tế bào sinh trưởng và đổi mới, thúc đẩy đông máu, chống căng thẳng,…

Vitamin C có thể được tổng hợp trong cơ thể gia cầm. Tuy nhiên, bạn cần bổ sung vitamin C cho gia cầm ngay khi chúng bị bệnh hoặc đang trong tình trạng stress bằng cách cho vào thức ăn hoặc nước uống với liều lượng hợp lý, tốt nhất là khoảng 100-500mg/1kg thức ăn.

Khi chăn nuôi gia cầm trong điều kiện khí hậu nóng ẩm bạn nên chú trọng vào việc bổ sung lượng vitamin C để tránh tình trạng gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm, đồng thời loại bỏ những yếu tố bất lợi cho sức khỏe.

Vitamin C
Vitamin C

Vitamin D

Vitamin D có nhiều trong ánh nắng tự nhiên, các loại rau xanh và nấm cũng là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Do đó để tăng cường vitamin thú y cho gia súc, gia cầm bạn hãy xây dựng cho chúng một môi trường sống thuận lợi, đừng quên cho chúng vận động và tắm nắng thường xuyên.

Vitamin D tham gia vào hoạt động tối ưu hệ thống khung xương, tăng cường xương, móng vuốt,…cho gia súc, gia cầm. Lượng vitamin D sẽ hoàn toàn phụ thuộc và hàm lượng sinh khả dụng của canxi và phốt pho.

Một số nguyên nhân gây thiếu Vitamin D ở gia súc, gia cầm có thể là do khẩu phần ăn, do thức ăn có chứa lưu huỳnh đã tác động trực tiếp đến khả năng hấp thụ vitamin, do chuồng trại thiếu ánh nắng mặt trời vào mỗi buổi sáng,…

Vitamin E

Vitamin E có tác dụng ngăn cản quá trình oxy hóa, bảo vệ các axit béo chưa no và các hợp chất sinh học, giúp quá trình trao đổi phốt pho, glucid, protein trở nên thuận lợi hơn, tăng cường hình thành hormon thùy trước tuyến yên, tăng khả năng hấp thụ vitamin A và D, giúp thành mạch và màng tế bào ở tuyến dinh dục được ổn định.

Trong tự nhiên Vitamin E được tìm thấy nhiều trong các hạt mầm, bột lá cây xanh non sấy nhanh. Tuy nhiên những chất này khi tiếp xúc với oxy và ánh sáng sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm. Vì vậy để tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí và giúp cho việc bảo quản, sử dụng dễ dàng hơn người chăn nuôi nên lựa chọn các sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi-vitamin E.

Vitamin H

Lượng Vitamin H mà vật nuôi cần thực sự là không đáng kể nhưng lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất cũng như chi phí premix vitamin. Khi vật nuôi thiếu vitamin H chúng sẽ có những biểu hiện sau: hàm dưới và bàn chân bị viêm biểu mô, da và niêm mạc bị khô, trắng và có vảy, khả năng tăng trọng không cao,…

Khi gà thiếu Vitamin H sẽ gây nên hiện tượng gà tăng trọng kém, da khô và có vảy, lông giòn và dễ rụng. Trường hợp nặng ở góc miệng và chân gà sẽ bị viêm biểu mô, hình thành các vệt nước ở bàn chân, mí mắt bị dính lại,…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu vitamin H ở gia súc, gia cầm. Điển hình như:

  • Dùng kháng sinh quá liều làm cho vi khuẩn đường ruột chết từ đó không thể tổng hợp được Vitamin H.
  • Các premix có chứa Vitamin H không được bổ sung đầy đủ trong thức ăn. Các nguyên liệu có chứa Vitamin H không được cung cấp đủ.

Khi cho Vitamin H vào thức ăn của vật nuôi bạn cần chú ý đến liều lượng, lý tưởng nhất là từ 0.15-0.2mg/kg thức ăn. Điều này sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh thiếu Vitamin H đối với vật nuôi.

Vitamin K

Vitamin K
Vitamin K

Vitamin K được người chăn nuôi sử dụng rộng rãi, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là loại Vitamin K. Đây là loại Vitamin thú y cho gia cầm, gia súc bị thương, nó giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu không ngừng ở vết thương.

Vitamin K thường được sử dụng trong các bệnh dễ bị chảy máu như bệnh cầu trùng, bệnh giun đũa, bệnh gumboro. Lý do đơn giản là vì Vitamin K có tác dụng làm đông máu, tránh tình trạng vật nuôi bị mất máu, dễ chết.

Vitamin nhóm B

  • Vitamin B1

Khi thiếu Vitamin B1, gia cầm sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, lúc này chúng sẽ có các triệu chứng như: chân đưa về phía trước, các ngón chân run, đầu ngẩng lên, khó khăn trong việc đi đứng, thịt nhão, phù nề do tích nước trong mô và dưới da quá nhiều, tiêu hóa kém, ăn ít, nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn sẽ có thể co giật và chết bất cứ lúc nào.

Vitamin B1 được chứa nhiều trong nấm men, men rượu, cám gạo, cám mì,…Gia cầm thiếu Vitamin B1 chủ yếu xảy ra khi người chăn nuôi sử dụng nhiều thức ăn củ như khoai lang, khoai mì, các loại thức ăn hạt lâu ngày nhưng bảo quản không tốt nên dẫn đến bị mốc,…

Vitamin B1
Vitamin B1
  • Vitamin B2

Vitamin B2 có tác dụng giúp vết thương nhanh lành, bảo vệ cơ thể trước các mầm bệnh xâm hại. Tuy nhiên khi bổ sung vitamin thú y cho vật nuôi bạn cần phải hết sức chú ý đến vấn đề liệu lượng nếu không sẽ gây ra tình trạng dư thừa.

Gà con 3-4 tuần tuổi cần được cung cấp 8mg Vitamin B2/kg thức ăn, đối với các loại gà khác hàm lượng Vitamin B2 sẽ nhỉnh lên một chút từ 5-6 mg/kg thức ăn. Vitamin B2 được tìm thấy nhiều trong rau quả xanh non, mầm hạt và nấm men.

  • Vitamin B3

Vitamin B3 đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Nếu thiếu Vitamin B3 vật nuôi sẽ dễ bị tiêu chảy, viêm da, thần kinh không ổn định.

  • Vitamin B6

Tác dụng của vitamin B6 được thể hiện rõ trong thai kỳ, nó giúp chống nghén, nôn mửa, an thai. Ngoài ra vitamin B6 còn đóng vai trò như một viên thuốc an thần khi có nhu cầu di chuyển gia súc đi xa.

  • Vitamin B12

Vitamin B12 tham gia trực tiếp vào quá trình tái tạo hồng cầu vì vậy nếu thiếu Vitamin B12 vật nuôi sẽ gặp tình trạng thiếu máu.

Xem thêm: Sản phẩm vitamin thú y của VIETANHVIAVET

Tạm kết

Hi vọng qua bài viết trên của Vietanhviavet ban có thể biết được vai trò cả từng loại vitamin thú y sẽ giúp ích rất nhiều cho người chăn nuôi, đặc biệt là có thêm kiến thức để chăm sóc tốt cho đàn vật nuôi của mình.

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger