14
05/2023

Hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học nuôi heo đơn giản hiệu quả

Đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo là giải pháp tiên tiến, mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách làm. Vì thế, trong bài viết ngày hôm nay, Việt Anh Viavet sẽ hướng dẫn bạn cách làm đệm lót sinh học nuôi heo đơn giản cực hiệu quả nhé!

Đệm lót sinh học được hiểu như thế nào?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm của đệm lót sinh học. Đây là một loại đệm lót chuồng heo được làm từ các nguyên vật liệu như trấu, mùn cưa, rơm rạ, thân cây khô và được cấy thêm vi khuẩn. Nhờ các lợi khuẩn này mà quá trình phân hủy nước tiểu và phân của vật nuôi diễn ra hiệu quả hơn, giảm thiểu khí độc và mùi hôi, đảm bảo môi trường trong lành, không ô nhiễm cho vật nuôi phát triển khỏe mạnh. 

Vi khuẩn cấy trên miếng đệm lót có cơ chế hoạt động thích nghi với điều kiện môi trường ở nhiệt độ cao, duy trì mối quan hệ cộng trình đồng thời hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển, sinh trưởng. Độc tố và mùi hôi trong phân, nước tiểu giảm đáng kể, giảm vi sinh vật có hại, nhờ đó heo tăng sức đề kháng. 

Mục đích của miếng đệm lót sinh học này là: Giúp phân hủy chất thải chuồng trại đặc biệt là phân chuồng trong quá trình chăn nuôi. Đặc tính chủ yếu dựa trên hoạt động phân hủy có trong chế phẩm sinh học. 

Tuy nhiên, hỗn hợp sử dụng lớp lót này phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật rất khắt khe, cụ thể: Những tấm đệm này cũng phải không độc hại, không gây kích ứng và có mức độ dinh dưỡng cụ thể.

đệm lót sinh học nuôi heo
đệm lót sinh học nuôi heo

Xem thêm: Sản phẩm của Việt Anh

Ưu điểm của đệm lót sinh học nuôi heo

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học đem lại rất nhiều lợi ích cho ngành chăn nuôi. Những người không quen với cách làm này sẽ hoài nghi về tác dụng của nó đối với người chăn nuôi. Vậy ưu điểm của đệm lót sinh học nuôi heo là gì?

Hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường 

Chất thải động vật được phân hủy hoàn toàn bởi men vi sinh trong lớp lót. Chắc chắn rằng điều này sẽ cải thiện điều kiện sống và phát triển chăn nuôi quy mô nhỏ trong khu dân cư.

Tiêu diệt vi khuẩn có hại

Các loại vi khuẩn có hại trong môi trường nuôi heo bao gồm Salmonella, E.coli và Campylobacter hoặc nấm mốc. Những vi khuẩn này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người tiêu dùng nếu sản phẩm heo không được xử lý và giữ vệ sinh đúng cách.

Lớp đệm lót sinh học trong nuôi heo giúp giảm thiểu sự phát triển của các vi khuẩn bằng cách hấp thụ và giữ lại các chất dinh dưỡng trong phân heo. Khi lớp đệm lót sinh học được vệ sinh định kỳ, nó sẽ giúp giữ cho môi trường nuôi heo khô ráo và thoáng mát, từ đó giảm thiểu sự phát triển và sinh trưởng của các vi khuẩn có hại. Đây được xem là một trong những yếu tố giúp cho heo của bà con khỏe mạnh, tăng chất lượng trong sản xuất. 

Giúp người chăn nuôi giảm thiểu nhiều chi phí

Cụ thể, khi dùng đệm lót sinh học nuôi heo, bà con sẽ được giảm thiểu chi phí về vấn đề nhân công, tiền điện nước hoặc giảm thiểu được thời gian vệ sinh chuồng trại.

thanh cong tu mo hinh nuoi heo den ban dia tren dem lot sinh hoc
đệm lót sinh học nuôi heo

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Dùng Sản Phẩm Thuốc Khử Trùng Chăn Nuôi, Hiệu Quả, Chất Lượng Tốt

Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • Mùn cưa từ gỗ và trấu với tỷ lệ 50:50. Chuẩn bị đủ vật liệu sao cho bề dày diện tích khu vực chăn nuôi là 60 cm. Ngoài ra, mùn cưa, trấu có thể được thay thế bằng các nguyên liệu khác như bã mía, rơm rạ, vỏ đậu phộng, xơ dừa…
  • Với diện tích 20m2 chuồng cần 3kg bột ngô hoặc cám gạo. Nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất miếng đệm lót sinh học cũng là 4 gói men vi sinh làm miếng lót sinh học EMZEO 200gr. Bạn có thể tìm mua loại men này ở các cửa hàng trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn nên tìm kiếm địa chỉ và chất lượng men mà bạn có thể tin tưởng.

Các bước làm 

Trên thực tế, quá trình làm miếng đệm lót sinh học nuôi heo không quá khó. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa hiệu quả của nó, bạn nên thực hiện theo quy trình sáu bước dưới đây

Bước 1: Lấy mùn cưa và trấu đã chuẩn bị ở trên rồi trải một lớp mùn lên bề mặt đã chuẩn bị. Lưu ý độ dày của lớp mùn này là 30 cm. 

Bước 2: Phun đều nước sạch lên lớp mùn rải trên đất. Khi phun dùng vòi để nước hút đều vào lớp mùn. Lượng phun khoảng 25 đến 30 lít ở 20㎡. Bạn có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách bốc một nắm mùn và bóp chặt. Nếu vật liệu cảm thấy ẩm và mùn vẫn còn độ tơi là được. Ngoài ra, khi phun nước nên dùng cào đảo đều để mùn và trấu nhanh ướt. 

Bước 3: Tạo mặt phẳng ngang qua lớp mùn bạn vừa trải và rắc men đã chuẩn bị lên trên lớp mùn đó.

Bước 4: Rải lớp mùn thứ hai với độ dày khoảng 30 cm. Các bước đổ, cào, kiểm tra độ ẩm cũng được thực hiện như trên. Sau đó, bạn cũng cần tạo một lớp cho lớp mùn

Bước 5: Tiếp tục tiến hành rắc đều men vi sinh lên trên, tiếp đó hãy dùng bạt phủ hoặc lớp túi ni lông phủ lên toàn bộ bề mặt của lớp mùn. Các bạn lưu ý nên để lớp bạt này từ 2-3 ngày. 

Bước 6: Thả lợn vào nuôi.

đệm lót sinh học nuôi heo
đệm lót sinh học nuôi heo

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học nuôi heo đơn giản hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bạn có thể thành công tạo ra lớp đệm lót sinh học nhé!

 

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger