27
02/2023

Công dụng của việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Trong công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng phát triển như hiện nay thì những người chăn nuôi không chỉ cần phải chuẩn bị đầy đủ không gian chăn nuôi, cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ mà còn không thể nào thiếu đi sự trợ giúp của các loại thuốc kháng sinh cho vật nuôi của mình. Bài viết dưới đây, hãy cùng Việt Anh Viavet tìm hiểu về công dụng của thuốc kháng sinh trong chăn nuôi.

Giới thiệu về thuốc kháng sinh dùng trong ngành thú y

Thuốc kháng sinh trong thú y là những chất có nguồn gốc sinh học giúp cho cơ thể vật nuôi chống lại hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. 

unnamed

Nó sẽ tác dụng trực tiếp ở cấp độ phân tử, thường sẽ tạo nên các phản ứng nhằm gây gián đoạn quá trình phát triển của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi.

Với sự phát triển của ngành chăn nuôi như hiện nay thì việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong chăn nuôi là vô cùng cần thiết, vừa giúp cho vật nuôi tăng sức đề kháng, khỏe mạnh, kìm hãm nguy cơ mắc bệnh và lây lan nguồn bệnh nguy hiểm ra bên ngoài.

Cơ chế tác động của kháng sinh trong chăn nuôi là gì?

Sự phát triển của ngành chăn nuôi như hiện nay thì những người chăn nuôi trước khi bắt tay vào chăn nuôi thì cần phải hiểu biết cơ bản về các cơ chế của việc sử dụng kháng sinh là gì? 

Dưới đây, Việt Anh Viavet sẽ chỉ cho bạn đọc về cơ chế tác động của kháng sinh đối với vật chủ.

  • Kháng sinh sẽ ức chế quá trình tổng hợp của các vi khuẩn như các nhóm kháng sinh gồm có penicillin, bacitracin, vancomycin…Do tác động lên quá trình tổng hợp vách nên làm cho vi khuẩn dễ bị phá vỡ do thay đổi áp suất thẩm thấu và bị các đại thực bào tiêu diệt.
  • Kháng sinh còn làm ức chế chức năng của các tế bào, ví dụ như các nhóm kháng sinh gồm ( colistin, polymyxin, gentamicin, amphotericin) sẽ làm mất đi chức năng của màng làm cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion bị thoát ra ngoài.
  • Kháng sinh còn làm ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic: ( nhóm kháng sinh rifampicin gắn với enzyme RNA polymerase ngăn cản quá trình sao mã thành mRNA và gây ra ức chế cho quá trình tạo ra acid nucleic.

unnamed 1

Xem thêm: Thuốc kháng sinh trong chăn nuôi

Kháng sinh trong chăn nuôi có vai trò gì?

Không chỉ ở Việt Nam mà ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới thì ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm cực kỳ phát triển. Đây chính là nguồn nguyên liệu chính cho ngành sản xuất thực phẩm động vật phục vụ nhu cầu ăn uống của con người. 

Tuy nhiên, những năm trở lại đây ta có thể thấy tình hình lây  lan nhiều nguồn dịch bệnh ở động vật ngày càng nhiều và trở nên khó kiểm soát. 

Ví dụ như gần đây nhất là dịch tả Châu Phi bùng phát ở gia súc làm cho hàng trăm nghìn con lợn chết và phải đi tiêu hủy. 

Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới người chăn nuôi và những người muốn trục lợi bất chính cũng có điều kiện để bán thịt bẩn kiếm lời, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.

Bởi thế, chúng ta có thể thấy vai trò của thuốc kháng sinh trong chăn nuôi là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Kháng sinh giống như một “ vị cứu tinh “ khi áp lực mầm bệnh gia tăng trong chăn nuôi sẽ có thể chuyển sang bệnh lâm sàng.

Ngoài vai trò điều trị bệnh, kiểm soát bệnh và phòng bệnh cho vật nuôi thì kháng sinh còn giúp làm gia tăng tính hiệu quả trong việc điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột nhằm giúp cân bằng yếu tố có lợi.

unnamed 2

Nhìn chung thì kháng sinh được sử dụng cho vật nuôi sẽ đem tới các mục đích và hiệu quả nổi bật như:

  • Kháng sinh điều trị bệnh: Khi vật nuôi được chẩn đoán bị nhiễm bệnh thì chúng sẽ được điều trị bằng việc tiêm hoặc cho sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị phù hợp với tình hình bệnh.
  • Mục đích kiểm soát lây lan truyền bệnh dịch: Đối với những loại vật nuôi mà được nuôi với số lượng lớn thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều khả năng phát sinh và lây lan bệnh dịch. Bởi thế, thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng cho tổng đàn nhằm giảm tối đa nguy cơ lan truyền mầm bệnh.
  • Mục đích ngăn chặn bệnh: Kháng sinh còn được sử dụng để ngăn chặn các mầm bệnh đã được biết đến trước đây theo kinh nghiệm và lịch sử nhiễm bệnh để ngăn chặn không cho tình trạng tiếp diễn.
  • Mục đích giúp tăng sức đề kháng cho vật nuôi: Không chỉ có vai trò là ngăn chặn dịch bệnh, điều trị bệnh mà kháng sinh còn có dùng để đảm bảo sự cân bằng vi khuẩn trong đường tiêu hóa của vật nuôi, giúp cải thiện việc sử dụng dinh dưỡng, hiệu quả và tăng trọng cho vật nuôi.

Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đúng cách, hiệu quả

Như đã tìm hiểu thì chúng ta thấy kháng sinh giữ vai trò rất lớn trong ngành chăn nuôi đó là đảm bảo phúc lợi động vật vì kháng sinh giúp phòng và trị những căn bệnh do vi khuẩn gây ra đau đớn và tử vong cho vật nuôi.

Tuy nhiên, người chăn nuôi sẽ cần phải lưu ý chỉ sử dụng kháng sinh trong trường hợp đã xác định chính xác vật nuôi nhiễm khuẩn thông qua những triệu chứng cụ thể của nó. 

Để đảm bảo hơn, thì chỉ được sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi khi đã qua quá trình chẩn đoán đúng bệnh được kiểm định bởi các cơ quan y tế, thú y.

Bởi vì nếu sử dụng thuốc không đúng với bệnh sẽ khiến cho vật nuôi đang gặp phải chắc chắn sẽ không thể chữa khỏi bệnh, càng làm cho bệnh trở nên nặng và gây ra những hậu quả khó lường vừa khiến cho vật nuôi chết mà tốn chi phí chữa trị.

Nguyên tắc dùng kháng sinh cho vật nuôi

Hiện nay thì kháng sinh có mặt trong tất cả quy trình chăn nuôi: Có trong thức ăn của vật nuôi; chủ trang trại sử dụng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, kích thích sinh trưởng. Bởi thế, kháng sinh đem lại ý nghĩa quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh cho con vật nuôi.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều tình trạng quá lạm dụng kháng sinh trong quá trình phòng chữa bệnh cho vật nuôi. Điều này làm cho vi khuẩn kháng kháng sinh, vi khuẩn đột biến gen có cơ hội phát triển dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. 

unnamed 3

Bởi thế, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đúng cách là yêu cầu bắt buộc mà những người chăn nuôi cần phải thực hiện và nếu phát hiện sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm. 

Dưới đây, Việt Anh Viavet sẽ chỉ cho bạn đọc về một số nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

  • Chọn những loại kháng sinh đúng với bệnh vì mỗi loại kháng sinh sẽ có tác dụng đặc hiệu với một hoặc một vài loại vi khuẩn nhất định. Ngay từ đầu, nên dùng 2 – 3 liệu cao hơn 1,5 – 2 lần liều chỉ định ( gọi là liều tấn công). Sau đó sẽ dùng liều duy trì và lưu ý không dùng liều thấp tăng dần để tránh  hiện tượng vi khuẩn nhờn với thuốc.
  • Luôn đảm bảo dùng đủ liều  dùng trong cả đợt điều trị, nếu sau khoảng 5 – 6 ngày điều trị mà bệnh không thuyên giảm thì sẽ thay đổi phương án trị liệu và đổi sang kháng sinh khác.
  • Dùng kháng sinh ở thời điểm điều trị thích hợp sẽ góp phần ngăn chặn không cho bệnh trở nặng và giúp cho việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn, vật nuôi khỏi bệnh nhanh chóng hơn.
  • Cần phối hợp cho vật nuôi dùng kháng sinh thích hợp với từng loại vi khuẩn, tuy nhiên cần phải nắm vững tính tương kỵ hay tính hiệp đồng của các loại kháng sinh dùng phối hợp.

Xem thêm: Kể tên 3 loại thuốc thú y kháng viêm giảm đau được nhiều bà con tin dùng

Bài viết trên, Việt Anh Viavet đã giới thiệu với bạn đọc về đặc điểm, cơ chế hoạt động và lợi ích khi sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Cùng với đó là cách sử dụng và những nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh đối với vật nuôi. Để biết thêm về các sản phẩm thuốc kháng sinh trong chăn nuôi hãy đến với Việt Anh Viavet.

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger